III. Đánh giá các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động
2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh
Theo như Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 tỉnh đã đề ra các định hướng phát triển các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động như sau:
2.1. Định hướng phát triển các ngành kinh tế 2.1.1. Ngành công nghiệp: 2.1.1. Ngành công nghiệp:
Tập trung phát triển những ngành công nghiệp có lợi thế, có sức cạnh tranh cao: công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, vật liệu xây dựng, phân bón…Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp.
Phát triển công nghiệp gắn với phát triển nông, lâm, thuỷ sản du lịch và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu cụ thể:
- Thu hút 188 nghìn lao động vào năm 2020. Năng suất lao động năm 2010 khoảng 37,5 triệu, năm 2020 đạt khoảng 62 triệu.
- Tốc độ phát triển bình quân năm giai đoạn 2010- 2015 là 12,7%, giai đoạn 2016- 2020 là 12,4% cả thời kỳ 2010- 2020 tăng 13,2%.
- Tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp chiếm trong tổng GDP năm 2010 đạt khoảng 45- 46%, năm 2015 khoảng 47- 48% năm 2020 khoảng 49- 50%.
2.1.2. Ngành dịch vụ
Phát triển toàn diện các ngành dịch vụ, nhưng tập trung ưu tiên phát triển nhanh dịch vụ vận tải và dịch vụ du lịch.
- Thu hút 134 nghìn lao động vào năm 2010, 170 nghìn lao động năm 2015 và 205 nghìn lao động vào năm 2020. Năng suất lao động đạt khoảng 30.6 triệu năm 2015, 2020 đạt 46 triệu
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP 12,89% từ 2010 -2020. Tỷ trọng giá trị gia tăng khối dịch vụ chiếm trong tổng GDP toàn nền kinh tế năm 2010 đạt khoảng 36- 37% năm 2015 khoảng 39- 40% năm 2020 đạt 41- 42%.
2.1.3. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp
Phát triển nông nghiệp thuỷ sản theo huớng sản xuất hàng hoá hiệu quả bền vững. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đa dạng hoá các loại hình làng nghề, thu hút lao động vào các ngành tiểu thủ công nghiệp góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn.
Đầu tư nghiên cứu khoa học đưa tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo đà cho nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững.
Mục tiêu cụ thể như sau:
- Tỷ trọng lao động đến năm 2020 khoảng 47,7%
- Tốc độ phát triển bình quân/ năm 4,3% giai đoạn 2011-2015, 4% giai đoạn 2016- 2020 cả thời kỳ 2010- 2020 tăng 4,2%/ năm.
- Tỷ trọng GDP chiếm trong tổng GDP toàn nền kinh tế giai đoạn 2011- 2020 là 50,1%
- Năng suất lao động năm 2015 khoảng 4,2 triệu đồng, năm 2020 đạt 5,8 triệu đồng
2.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Phú Thọ
2.2.1. Định hướng chung
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa: tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường, trong nội bộ ngành nông nghiệp tăng dần tỷ trọng lao động ngành thuỷ sản.
Chuyển dịch cơ cấu lao động phải đảm bảo tính bền vững: Cơ cấu lao động phải phù hợp với cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động dựa trên lợi thế của địa phương, hình thành cơ cấu lao động tiến bộ nhằm xoá bỏ khoảng cách giữa cơ cấu kinh tế còn lạc hậu và cơ cấu kinh tế đang phát triển theo, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
Chuyển dịch cơ cấu lao động với giải quyết ngay từ đầu các vấn đề về việc làm và công bằng xã hội. Để thực hiện yêu cầu đó cần đổi mới tư duy về chính sách lao động việc làm, nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động, đảm bảo cho người lao động thực sự được tự do trong phát triển nghề nghiệp, di chuyển lao động.
2.2.2. Định hướng chuyển dịch lao động theo ngành
Trong giai đoạn tiếp theo chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tuân theo xu hướng chung của cả nước: Nâng dần tỷ trọng lao động tham gia vào khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ (đặc biệt là công nghiệp chế biến
nông sản có giá trị kinh tế cao) giảm dần tỷ trọng lao động tham gia vào khu vực sản xuất nông nghiệp thủ công lạc hậu, năng suất lao động thấp.
Vì là một tỉnh miền núi không giàu khoáng sản nhưng lại có lợi thế rất lớn về du lịch nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh cũng có sự khác biệt so với các địa phương khác. Trong giai đoạn tới tỉnh định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động vào các ngành dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch và ngành công nghiệp chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao (chế biến chè xuất khẩu). Tăng tỷ trọng lao động vào các ngành nông nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ, năng suất cao. Giảm tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp khai thác gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường, phá vỡ tính bền vững trong phát triển kinh tế.
Định hướng giải quyết việc làm: Dự báo năm 2010- 2020 sẽ tăng thêm khoảng 68- 70 nghìn lao động cần bố trí việc làm: Việc bố trí việc làm sẽ theo hai hướng:
- Bố trí việc làm tại chỗ bằng các đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
- Xuất khẩu lao động ra tỉnh khác, xuất khẩu lao động ra nước ngoài Trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội, dự báo nhu cầu thu hút lao động vào các ngành kinh tế xã hội của tỉnh như sau:
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu việc làm giai đoạn 2010- 2020
Đơn vị tính: 1000 người
STT Chỉ tiêu 2010 2015 2020
Số lao động bố trí vào các ngành kinh tế quốc dân
747 777 794
1 Nông lâm thuỷ sản 478 4437 394.6
2 Công nghiệp và xây dựng 134.5 161.6 191.4
3 Dịch vụ 134.5 171.7 207.6
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh đến năm 2020 như sau:
Bảng 3.2: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động đến năm 2020
Đơn vị tính: % 2010 2015 2020 Tổng 100 100 100 Nông nghiệp 64 57,1 49,7 Công nghiệp 18 20,8 24,1 Dịch vụ 18 22,1 26,2
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020
Theo mục tiêu đặt ra đến năm 2020 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm xuống còn 49,7%, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp tăng từ 18% lên 24,1% vào năm 2020, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên 26,2%.
Tính bình quân giai đoạn 2010- 2020 lao động ngành nông nghiệp giảm 1,43%/ năm lao động trong ngành công nghiệp tăng 0,61%/ năm. Lao động ngành dịch vụ tăng 0,82%/ năm
Để đạt được các mục tiêu trên trong thời gian tới cần làm tốt các việc: Đổi mới đào tạo nghề cho người lao động, phấn đấu năm 2010 đạt tỷ lệ 40%
lao động có tay nghề và năm 2020 đạt tỷ lệ từ 50- 60% số lao động có tay nghề phù hợp với cơ chế thị trường theo hướng công nghiệp hoá