Bên cạnh những thành tích về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế… Để tăng cường uy tín của Techcombank đối với khách hàng, ngân hàng Techcombank cũng có hàng loạt những hoạt động khác, đóng góp không nhỏ vào thành công của Techcombank.
Năm 2008 Techcombank đã triển khai dịch vụ thẻ tương đối tốt, với việc phát hành gần 300.000 thẻ các loại trong đó có gần 100.000 thẻ VISA debit và credit, Techcombank đó trở thành ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất tại Việt Nam với thị phần 14% thẻ quốc tế phát hành.
Công tác quản lý chất lượng dịch vụ cũng được tăng cường mạnh mẽ với phương châm đem lại sự hài lòng cho khách hàng, Techcombank liên tục tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ.
Công tác phát triển mạng lưới cũng được chú trọng, năm 2008 công tác này có những chuyển biến đáng kể, với tổng số hơn 40 điểm giao dịch mở mới trong năm 2008, Techcombank đó tăng số lượng chi nhánh và văn phòng giao dịch lên tới 169 điểm, trải rộng trên 35 tỉnh thành trong cả nước. Năm 2009, Techcombank đó khai trương hoạt động 9 chi nhánh, 19 phòng giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm, nâng tổng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch lên 188 điểm trải rộng trên cả nước.
Ngoài ra Techcombank còn không ngừng chú ý và nâng cao khả năng quản trị rủi ro, từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát rủi ro chuyên sâu. Năm 2008, việc tập trung hóa công tác thẩm định tín dụng tại hội sở đó giúp Techcombank tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiểu rủi ro tín dụng ngân hàng. Trong năm 2009 ngân hàng đã thành lập mới bộ phận Giám sát tín dụng, phòng Thẩm định để tăng cường khả năng quản lý chất lượng nợ, kiện toàn hoạt động quản lý rủi ro đối với nhóm khách hàng chính. Ban lãnh đạo quyết tâm xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ nhân sự có khả năng làm chủ công cụ quản trị hiện đại.
2.2 Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Techcombank.
2.2.1 Ban hành và áp dụng các quy chế về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
2.2.1.1 Tài trợ vốn lưu động để thu, mua, chế biến, gia công, sản xuất kinh doanh hàng XK có thị trường tiêu thụ
Đây là biến tướng của nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Để được NH chấp nhận cho vay vốn thì DN phải đáp ứng các điều kiện về mục đích sử dụng vốn vay; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ; có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, khả thi và phương án trả nợ…
Với quan điểm doanh nghiệp không chỉ là khách hàng mà còn là đối tác kinh doanh, Techcombank luôn sát cánh cùng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng do thị trường thu hẹp, đồng thời USD tăng giá mạnh, hoạt động tín dụng bị thắt chặt… Với tiềm lực tài chính mạnh và chiến lược kinh doanh đúng đắn, Techcombank luôn duy trì giải ngân và hỗ trợ vốn, đảm bảo khả năng thanh toán cho các hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp, trở thành điểm tựa vững chắc cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những năm qua.
Lãi suất cho vay được Techcombank áp dụng khác nhau tùy thuộc từng khách hàng. Techcombank áp dụng mức lãi suất cho vay thỏa thuận nhưng lãi cho vay tối thiểu đối với cho vay nội tệ được thấp hơn tối đa 0.01%/tháng so với lãi suất cho vay của các NHTM khác trên địa bàn, với cho vay ngoại tệ thì tối thiểu chỉ được thấp hơn tối đa 0.1%/năm so với lãi suất cho vay của các NHTM khác trên địa bàn.
Năm 2008 Techcombank đã đi đầu với việc giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới như tài trợ xuất khẩu với lãi xuất ưu đãi, chứng từ xuất khẩu trọn gói…
Tổng doanh số năm 2008 tăng 23.81% so với năm 2007, đạt mức 3.37 tỷ đô la Mỹ và đóng góp 176 tỷ đồng doanh thu cho ngân hàng. Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được IFC nâng hạn mức bảo lãnh lên tới 50 triệu USD theo chương trình Tài trợ thương mại toàn cầu (Global Trade Finance Program- GTFP) Dành cho các ngân hàng phát hành.
Ngân hàng còn cho vay thu mua chế biến lúa gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu… nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, Techcombank có chính sách lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu, trang thiết bị, phục vụ mở rộng hoạt động kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế. Đến 31/12/2008, dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đạt 18.388 tỷ đồng, tăng 47.36% so với cuối năm 2007
Biểu đồ 2.2 Tình hình dư nợ cho vay với khách hàng là doanh nghiệp giai đoạn 2004-2008
2.2.1.2 Hoạt động bảo lãnh trong tài trợ thương mại quốc tế
Trên cơ sở Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN ngày 25/08/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành quy chế bảo lãnh NH, ngày 18/01/2001 Techcombank ban hành quy chế bảo lãnh NH trong toàn hệ thống. Techcombank thực hiện các bảo lãnh sau: Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh bảo hành; Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; Bảo lãnh đối ứng với một TCKT hoặc TCTD khác; Bảo lãnh khác.
Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại Techcombank:
Điều kiện khách hàng được bảo lãnh: Techcombank bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với Techcombank; có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ bảo lãnh; có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đề nghị vay vốn; đối với trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải đảm bảo các điều kiện về quy định của pháp luật về thương phiếu
- Hồ sơ bảo lãnh
+ Hồ sơ pháp lý (quyết định thành lập DN, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…)
+ Hồ sơ kinh tế (dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, báo cáo tài chính kỳ trước liền kề thời điểm đề nghị bảo lãnh…)
+ Văn bản đề nghị bảo lãnh
+ Hợp đồng vay vốn (phù hợp với những thông lệ, tập quán TMQT và pháp lệnh thực hiện hơp đồng kinh tế)
+ Văn bản chấp nhận hạn mức vay điều kiện trả nợ nước ngoài của Techcombank
- Phạm vi bảo lãnh
Tổng số dư bảo lãnh của Techcombank cho một khách hành không vượt quá 15% vốn tự có của NH. Trong trường hợp khách hàng có yêu cầu bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của NH thì NH cùng với khách tổ chức tín dụng khác thực hiện đồng bảo lãnh. Khi vượt qua 15% vốn tự có của Techcombank thì NH ngừng ngay việc cho vay và bảo lãnh mới với khách hàng đó, đồng thời thu hồi nợ để đảm bảo tổng mức dư nợ cho vay đối với khách hàng theo quy định. TGĐ Techcombank sẽ quyết định tổng mức bảo lãnh trong từng thời kỳ.
- Phát hành bảo lãnh
+ Bảo lãnh vay vốn nước ngoài gồm phát hành thư bảo lãnh để nhận nợ ngoại tệ, thanh toán trả chậm, ký hối phiếu hoặc chứng từ nhận nợ do TGĐ quyết định, ký phát hành trên cơ sở xem xét đề nghị của Giám đốc chi nhánh cấp 1. Giám đốc chi nhánh không được ký phát hành thư bảo lãnh, hối phiếu, chứng từ nhận nợ với nước ngoài kểt cả thư hứa, cam kết.
+ Bảo lãnh khác: Giám đốc chi nhánh cấp 1 Techcombank được phép ký phát hành những bảo lãnh khác cho người thụ hưởng nước ngoài sau: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành.
- Nội dung bảo lãnh
Cam kết bảo lãnh của Techcombank gồm những nội dung về số tiền bảo lãnh, phạm vi, đối tượng, thời han hiệu lực của bảo lãnh, các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Ngoài các nội dung trên, cam kết bảo lãnh có thể có nội dung khác như quyền và nghĩa vụ của các bên: Giải quyết tranh chấp phát sinh; Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác (nếu có).
- Phí bảo lãnh
+ TGĐ Techcombank ban hành mức phí bảo lãnh. Hiện nay, mức phí bảo lãnh khách hàng phải trả cho Techcombank tối đa là 1,5%/năm (ký quỹ 100%) và 2%/năm (ký quỹ <100%) tính trên số tiền được bảo lãnh. Ngoài ra, khách hàng phải thanh toán cho chi nhánh NHBL các chi phí hợp lý khác phát sinh khi thực hiện giao dịch bảo lãnh khi các bên có thoả thuận bằng văn bản.
+ Trường hợp khách hàng chậm thanh toán phí bảo lãnh cho chi nhánh NHBL sẽ phải chịu lãi suất nợ quá hạn nhưng không quá 150% lãi suất của khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh vay vốn hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà Techcombank đang thực hiện tại thời điểm chậm trả. Thời gian chậm trả tính từ ngày đến hạn thanh toán phí bảo lãnh theo thoả thuận.
2.2.2 Tình hình thực hiện hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Techcombank trong thời gian qua.
Với những nỗ lực nhằm phát triển không ngừng, Techcombank đã đạt được những thành tựu cơ bản trong lĩnh vực tài trợ TMQT. Techcombank đã đạt được rất nhiều thành công với mục tiêu đa dạng hóa dịch vụ sản phẩm bằng sự ra đời và khẳng định vị trí ngày càng vững chắc của hàng loạt các nghiệp vụ tài trợ TMQT như: tín dụng ngoại tê, TTQT, bảo lãnh, bao thanh toán, thuê mua tài chính, huy động ngoại tệ và các dịch vụ NH cá nhân khác (thẻ tín dụng, kiều hối, thu đồi ngoại tệ…)
Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán TDCT:
o Phát hành và thanh toán L/C nhập:
Bảng 2.3: Doanh số thanh toán L/C nhập và thanh toán L/C
(Đơn vị: Tỷ VND)
Năm Doanh sốthanh toán L/C nhập Doanh sốthanh toán L/C Tỷ trọng
2005 4704.48 5568 84.49%
2006 6808 7984 85.27%
2007 11640.8 14192 82.02%
2008 25259.9 27930 90.44%
2009 42609.7 48011 88.75%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo TTQT của Techcombank năm 2005-2008) Qua bảng số liệu, ta có thể thấy rằng doanh số thanh toán L/C NK năm sau cao hơn năm trước: Năm 2006 chỉ tăng so với năm 2005 khoảng 44%, trong khi năm 2007 tăng so với năm 2006 là gần 70%. Hai năm 2007-2008 tăng trưởng năm sau so với năm trước mạnh, tăng hơn gấp đôi khoảng 117%. Năm 2009, trước cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu, con số này ở mức tăng trưởng là 68.8%.
Về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng doanh số thanh toán L/C, Năm 2005 đạt 4704.48 tỷ VND trong tổng số 5568 tỷ VND doanh thu thanh toán LC tương ứng với tỷ lệ 84.49%; Con số năm 2006 là 6808 tỷ VND, chiếm 85.27% doanh thu thanh toán L/C. Năm 2009 tỷ trọng thanh toán L/C nhập có giảm nhẹ xuống còn 82.75% so với con số 90.44% của năm 2008 nhưng doanh số thanh toán lại tăng đáng kể, đạt 28410.4 tỷ VND , tăng so với năm 2008 khoảng 170%. Điều này đó chứng tỏ, Techcombank ngày càng có kinh nghiệm và uy tín với khách hàng, nên thu hút được ngày càng nhiều khách hàng hơn.
Như vậy, nhìn chung tỷ trọng doanh số thanh toán bằng L/C nhập trên tổng số L/C thường ở vào khoảng dao động từ 80-90% và số L/C nhập của năm sau thường tăng đáng kể so với năm trước.
o Phát hành và thanh toán L/C trả chậm:
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán L/C trả chậm
(Đơn vị: tỷ VNĐ) Năm Doanh sốthanh toán L/C trả chậm Doanh sốthanh toán L/C Tỷ trọng
2005 134.142 5568 2.41%
2006 146.704 7984 1.84%
2007 744.689 14192 5.25%
2008 885.381 27930 3.17%
2009 1545.95 48011 3.22%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo TTQT của Techcombank năm 2005-2009) Doanh số phát hành L/C trả chậm chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong doanh số phát hành L/C và biến thay đổi bất thường trong những năm 2005-2007, kể từ năm 2008, tỷ trọng của các L/C trả chậm này duy trì tương đối ổn định ở mức khoảng hơn 3%.
Thanh toán L/C xuất:
Bảng 2.5: Doanh số thanh toán L/C và thanh toán L/C xuất
(Đơn vị: Tỷ VND)
Năm Doanh sốthanh toán L/Cxuất
Doanh số thanh toán L/C Tỷ trọng 2005 863.52 5568 15.51% 2006 1176 7984 14.73% 2007 2551.2 14192 17.98% 2008 2670.1 27930 9.56% 2009 5881.3 48011 12.25%
Biểu đồ 2.3: Doanh số L/C xuất và nhập trong tổng doanh số thanh toán L/C qua các năm 2005-2009
Năm 2005, doanh số thanh toán L/C xuất đạt giá trị 863.52 tỷ VND chiếm 15.51% trong doanh số thanh toán L/C, năm 2006 giá trị này tăng 312,48 tỷ VND , chiếm 14.73%, đến năm 2007, giá trị này đó tăng gấp đôi, đạt 2551.2 tỷ VND , với tỷ trọng 17.98%. Tuy có sự biến động về tỷ trọng của doanh số thanh toán L/C XK qua các năm nhưng về mặt giá trị thì doanh số thanh toán L/C XK qua các năm đều tăng cao với tốc độ trung bình 60-70%. Để có được những con số tăng trưởng cao như vậy phải kể đến những nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, điều chỉnh phù hợp lại biểu phí thanh toán, mở rộng các quan hệ thanh toán với các NHĐL của Techcombank.
Ta nhận thấy hoạt động TTQT của Techcombank qua các năm tăng, trong cả thanh toán NK và XK. Nguyên nhân là:
Kim ngạch XK năm 2006, 2007 của Việt Nam đều đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%, kim ngạch NK luôn đạt tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 35%. Sự tăng trưởng này có thể được lý giải như sau:
cản thương mại dần được dỡ bỏ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các DN XNK Việt Nam xâm nhập thị trường quốc tế.
+ Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các DN XNK, chẳng hạn như Chỉ thị số 47/2004/CT-TTg về các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp XK,…
+ Đầu tư trong và ngoài nước cho sản xuất các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép, hàng nông sản,…tăng mạnh; các DN NK cũng tăng cường NK các mặt hàng có nhu cầu lớn như: máy móc, thiết bị, ô tô, dược phẩm,…
+ Thuế NK của Việt Nam giảm, do đó nhu cầu về hàng hoá NK tăng nhanh. Sự gia tăng này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán XNK của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng. Bên cạnh đó, tình trạng nhập siêu của Việt Nam cũng liên tục tăng trong thời gian qua khiến cho thanh toán hàng nhập luôn chiếm tỷ lệ lớn trong TTQT. Tại Techcombank , thanh toán hàng nhập luôn chiếm tỷ trọng từ 80% - 90% tổng giá trị thanh toán.
Giá trị L/C nhập năm 2005 mới chỉ đạt 4704.48 tỷ đồng, đến năm 2006 đạt 6808 tỷ đồng, tăng 44.68%, và đến năm 2007 đó có sự tăng trưởng mạnh, tăng 70.98%, đạt mức 11640.8 tỷđồng.
Có thể lý giải điều này như sau:
_ Techcombank rất linh hoạt trong việc ký quỹ mở L/C, tỷ lệ ký quỹ thông thường theo quy định là 30% giá trị L/C, nhưng đối với những khách hàng truyền thống, giá trị lô hàng lớn thì tỷ lệ ký quỹ có thể dao động từ 10% - 30%.
_ Mức phí mở L/C không bị tính theo mức giá cố định, mà được tính dựa vào loại L/C, đối với L/C trả ngay thì mức phí là 0,1% của số tiền ký quỹ, hoặc 0,15% của số tiền chưa ký quỹ, đối với L/C trả chậm thì mức phí là 0,2% của số tiền chưa ký quỹ. Tỷ lệ này cũng có thể được thay đổi tuỳ theo từng đối tượng khách hàng.
_ NH không ngừng đẩy mạnh hoạt động tư vấn cho khách hàng
Khi khách hàng có bất kỳ sự thắc mắc về hợp đồng ngoại thương, phát hành thư tín dụng, hoặc các vấn đề liên quan đến TTQT, quản lý tài chính, hay
quản trị rủi ro,…các chuyên viên khách hàng với trình độ chuyên môn sẵn có,