0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK).DOC (Trang 44 -44 )

Giai đoạn từ 2005-2009 là khoảng thời gian thành công xuất sắc nhất của Techcombank trên nhiều lĩnh vực, thể hiện ở các chỉ tiêu kinh doanh tương đối khả quan. Năm 2008 có một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra, về tổng tài sản, về dư nợ về huy động vốn… nhưng nhìn chung kết quả hoạt động có sự tăng trưởng tốt so với những năm trước đó thể hiện ở một số chỉ tiêu như: lợi nhuận đạt 155% so với kế hoạch đề ra và bằng 225% so với năm 2007. Tài trợ thương mại cũng đạt được những kết quả rất tốt, tăng cường uy tín của ngân hàng đối với các doanh nghiệp và các ngân hàng đối tác trên thế giới, đóng góp một tỷ trọng lớn trong doanh thu của ngân hàng.

Techcombank đạt được những kết quả đó trên cơ sở sự tạo điều kiện của NHNN với những quy định thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nói chung và của Techcombank nói riêng. Đồng thời, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cũng là điều kiện thuận lợi để ngân hàng phát huy vai trò của mình một cách tích cực. Các quan hệ thương mại song phương và đa phương không ngừng được cải thiện và phát triển, đã tạo tiền đề cho hoạt động ngoại thương diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhu cầu được tài trợ và thanh toán qua NH theo đó cũng tăng vượt bậc. Với phương châm cho vay an toàn, hiệu quả và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro phát sinh nhằm nâng cao chất

đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trách nhiệm của chuyên viên khách hàng DN dần dần được nâng cao. Những kết quả mà Techcombank đạt được trong hoạt động tài trợ TMQT có thể tóm lược như sau:

- Techcombank luôn dành dự quan tâm đặc biệt tới công tác chăm sóc khách hàng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trước sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. NH đã quan tâm phát triển các sản phẩm mới bên cạnh việc duy trì ưu đãi với khách hàng truyền thống và khách hàng vay có giá trị lớn. đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như sản phẩm giao dịch NH qua interner F@st i-bank, đồng thời không ngừng nghiên cứu, phát triển, cải thiện các sản phẩm về tín dụng tiêu dùng, các sản phẩm hỗ trợ DN nhằm mở rộng thêm khách hàng mới với mục đích an toàn hiệu quả. Do vậy, dư nợ tín dụng nói chung cũng như tín dụng XNK đều tăng trưởng mạnh qua các năm

- Doanh số cho vay tài trợ ở từng hình thức tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2008-2009. Phí từ các hoạt động này là một nguồn thu lớn đảm bảo ngân hàng hoạt động có lãi và ngày càng lớn mạnh, năm 2008 và 2009 mặc dù trải qua thời kì khủng hoảng kinh tế trên thế giới, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp không ít khó khăn, nhưng ngân hàng vẫn có mức tăng trưởng tương đối cao mặc dù con số này là thấp hơn các năm trước đó.

- Nguồn thông tin thu thập được trong quá trình cho vay ngày càng phong phú và đa dạng. Nếu như trước đây các thông tin về khách hàng dùng để phân tích thường chỉ được cung cấp từ khách hàng vay vốn thì bây giờ NH đã tiến hàng thu thập thông tin từ các tài liệu phân tích thị trường, tài liệu lưu trữ liên NH, các văn bản luật, thông tin từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro, thông tin từ các hệ thống thông tinc ủa NHNN, từ các cơ quan kiểm toán, cơ quan quản lý tín dụng,…Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay các chuyên viên khách hàng DN của NH còn được trang bị và hỗ trợ khác tốt các phương tiện hiện đại như máy tính nối mạng, điện thoại, máy fax,…Điều này góp phần hỗ trợ các chuyên viên khách hàng trong việc soạn thảo các văn bản cũng như tiếp cận với các phương

thức mới, các điều luật mới trong hoạt động TTQT, đồng thời nhanh chóng có được những thông tin cần thiết, giảm được thời gian thẩm định, đồng thời tạo điều kiện dễ dàng hơn trong quá trình thu nợ, quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng.

- NH đã bám sát yêu cầu thực tế của các DN trong điều kiện thị trường ngày càng biến động, thực hiện tài trợ XNK với các dự án lớn, tính khả thi cao. Trong năm 2007- 2009 NH đã thực hiện giải ngân đối với nhiều dự án vay, đồng thời quá trình kiểm tra tiến độ thực hiện cho thấy các dự án đều có khả năng phát huy hết hiệu quả trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

- Với phương châm luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt với trang thiết bị hiện đại, giờ đây Techcombank đã có khả năng đáp ứng khách hàng các loại sản phẩm với chất lượng cao nhất, các dịch vụ của NH ngày càng phong phú. Đặc biệt, NH đã áp dụng dịch vụ trọn gói (từ mở tài khoản, cho vay, mua bán ngoại tệ đến thanh toán XNK,…) cho các khách hàng lớn của mình, điều này đã được nhiều phương tiện thông tin đại chúng quan tâm và đông đảo khách hàng hưởng ứng, hoan nghênh.

- Các biện pháp đảm bảo tiền vay được các chuyên viên khách hàng DN thẩm định tương đối cẩn thận, hạn chế được tình trạng tài sản thế chấp được khách hàng thế chấp vay vốn ở hai nơi. Các phương thức chiết khấu thương phiếu được sử dụng, tính toán một cách linh hoạt đảm bảo thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn.

- NH rất chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Hiện nay NH có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động với trình độ nghiệp vụ vững vàng, đây là cơ sở để phát triển và hoàn thiện các phương thức tín dụng tài trợ XNK Nh đang áp dụng, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đối với các phương thức tài trợ phức tạp, đồng thời phát triển các hình thức mới nhằm đa dạng hóa các hình thức tài trợ tại NH.

Qua những chỉ tiêu đã phân tích, có thể nhận thấy Techcombank đã có sự phát triển rõ rệt. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn có những khó khăn mà ngân hàng gặp phải, những khó khăn này ảnh hưởng tới quy mô hoạt động của ngân hàng. Một số chỉ tiêu đã đạt được chưa xứng với tiềm năng của Techcombank.

Quy mô hoạt động tài trợ XNK tại Techcombank vẫn còn nhỏ, doanh số tài trợ

XNK chưa cao. Mặc dù từ khi đi vào hoạt động đến nay doanh số tài trợ XNK đã tăng mạnh, với tốc độ cao nhưng so với các NHTM cổ phần khác và đặc biệt so với Vietcombank, Eximbank,…thì quy mô hoạt động của Techcombank còn nhỏ bé, số lượng thương vụ còn ít, giá trị mỗi thương vụ chưa cao, do đó giá trị tài trợ XNK còn thấp.

Có sự chênh lệch quá lớn trong cơ cấu khách hàng tài trợ tại NH, khách hàng

là những nhà NK chiếm tỷ lệ lớn trong khi đó khách là nhà XK còn khiêm tốn. Đây là một hạn chế lớn bởi giao dịch với cá nhà XK đặc biệt là DN lớn, thường xuyên thực hiện các hợp đồng ngoại thương với giá trị cao sẽ đem lại cho NH nhiều thuận lợi. Đó là: Các DN lớn thường là các đơn vị có uy tín cao, có năng lực tài chính tốt, NH có thể yên tâm khi cấp tài trợ cho họ; mặt khác các DN XK khi có nguồn thu ngoại tệ về, nếu chưa có nhu cầu thông thường họ sẽ gửi ngay tại NH cấp tài trợ hoặc bán lại cho NH, NH có thể coi đây là nguồn huy động ngoại tệ có chi phí thấp cho mình. Hiểu được điều này thời gian gần đây, Techombank đã có những ưu đãi nhất dịnh cho khách hàng XK như giảm nhiều chi phí dịch vụ khách hàng XK đến xin tài trợ, hay sử dụng chính sách ưu tiên về lãi suất cho họ. Kết quả là số lượng khách hàng XK có tăng lên nhưng đa số chỉ là DN nhỏ..

Trình độ cán bộ nhân viên còn bất cập, Đội ngũ cán bộ hầu hết là những

người mới, và còn rất trẻ, chưa có kinh nghiệm về thực tế nhiều nên sẽ ảnh hưởng tới việc tư vấn cho các DN kinh doanh XNK. Hơn nữa, mặc dù đội ngũ nhân viên có trình độ kỹ thuật khá tốt, tinh thần phục vụ khách hàng nhiệt tình, tận tâm nhưng chưa có trình độ Marketing NH một cách bài bản nên vẫn gặp trở ngại trong việc thu hút khách hàng.

Quy mô nguồn vốn ngoại tệ của Techcombank hiện nay còn nhỏ, nguồn

ngọai tệ huy đông hàng năm chỉ chiếm khoảng 25-27% tổng nguồn vốn huy động của NH, trong đó tỷ trọng huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao. Đây là một trong những nguyên nhân khiến lãi suất bình quân đầu vào của Techocmbank cao hơn các NHTM khác. Quy mô nguồn ngoại tệ nhỏ, lãi suất đầu vào cao đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh, năng lực đầu tư, khả năng thanh khoản, nguồn ngoại tệ có thể bán ứng trước và nguồn vốn kinh doanh trên thị trường ngoại hối của Techcombank gây khó khăn cho nghiệp vụ tài trợ XNK.

Trong hoạt động tài trợ XNK còn gặp nhiều rủi ro. Dư nợ tín dụng tài trợ

XNK quá hạn còn chiếm tỷ trọng đáng kể. Dư nợ tín dụng tài trợ XNK không những làm giảm chất lượng nghiệp vụ tài trợ XNK mà còn gây khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng, tăng trưởng tín dụng. Đồng thời ảnh hưởng không tốt đến uy tín, hình ảnh của Techcombank.

Nguyên nhân khách quan

a) Môi trường kinh doanh

Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, các ngân hàng thương mại khác cũng chú trọng và thúc đẩy các hình thức tài trợ Rõ ràng, với một quốc gia đang phát triển với tốc độ nhanh như Việt Nam thì hoạt động tài trợ TMQT là một lĩnh vực hứa hẹn nhiều tiềm năng. Chính vì vậy mà không chỉ riêng Techcombank chú trọng phát triển hoạt động này mà nhiều NH khác cũng đang ra sức đa dạng hóa các loại hình tài trợ TMQT .

Không chỉ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các NH trong nước mà đáng lo hơn là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các chi nhánh NH nước ngoài. Trong một cuộc khảo sát gần đây của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNRP) phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư đã đưa ra con số bất ngờ: 42% DN và 50% dân chúng được hỏi đều trả lời rằng họ sẽ lựa chọn vay ở NH nước

ngoài hơn là các NH nội địa. Lý do là các NH này có tính chuyên ghiệp cao hơn, thủ tục đơn giản hơn, dịch vụ tốt hơn và mức độ tin cậy cao hơn.

Tính chuyên nghiệp của các NH nước ngoài còn thể hiện ở công tác huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn. Đến cuối tháng 10/2009, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài tại Việt Nam tăng 17,8%, tổng dư nợ tín dụng tăng 14%, tổng tài sản có tăng 14,9% so với cuối năm 2008; tỷ lệ nợ xấu chiếm dưới 1% trong tổng dư nợ. Về cơ bản, các TCTD nước ngoài luôn đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro đúng quy định, có ý thức tuân thủ pháp luật Việt Nam. Hầu hết các TCTD nước ngoài đều hoạt động có lãi (chênh lệch thu chi lũy kế của các ngân hàng nước ngoài đến cuối tháng 10/2009 đạt 2.947,5 tỷ đồng).

Bên cạnh đó do đặc thù của hoặt động tín dụng XNK là chịu ảnh hưởng rất lớn của thị trường mà môi trường kinh tế của trong và ngoài nước. Trong thời gian qua, sự quản lý thiếu chặt chẽ trong hoạt động thương mại như cấp giấy phép XNK, quản lý hàng hóa XNK, buôn lậu,… làm hàng hóa trong nước ế đọng, sản xuất đình trệ. Dẫn đến các cơ sở sản xuất trong nước phải giảm công suất, sản lượng gây tồn đọng vốn tài trợ của các NHTM nói chung của Techcombank nói riêng, hàng NK hoặc phải tồn kho hoặc phải bán chịu, vốn NH bị chiếm dụng. Gần đây tình hình tỷ giá ngoại tệ, giá vàng, giá bất động sản có nhiều biến động mạnh, gây khó khăn cho NH trong việc đưa ra các quyết định tín dụng. Trong khi đó ở Việt Nam chưa có một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh chỉ mới ở dạng sơ khai là thị trường ngoại tệ liên NH. Hoạt động trên thị trường liên NH diễn ra theo một chiều, khi ngoại tệ dư thừa thì NH nào cũng chào bán đến khi khan hiếm thì chào mua… dẫn đến tình trạng khi tỷ giá biến động hoặc tập trung nhiều nghiệp vụ thanh toán thì nguồn ngoại tệ rất hạn chế.

b) Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ

Môi trường pháp lý cho hoạt động NH đặc biệt là hoạt động tài trợ TMQT chưa đầy đủ nên việc thi hành các chính sách gặp nhiều khó khăn và có hiệu lực chưa cao. Hệ thống NH ra đời từ cơ chế quản lý kinh tế quan liêu, bao

cấp, cơ chế kinh tế thì trường đang hình thành với nhiều thử thách và phức tạp. Hành lang pháp lý cho hoạt động NH và tài trợ TMQT còn yếu, bất cập. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính đồng bộ và ổn định chưa đảm bảo tính rõ ràng và dự báo trước được. Tính ổn định của luật pháp, chính sách chưa cao, một số luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động tài trợ TMQT thay đổi nhiều gây khó khăn cho hoạt động tài trợ của các NH.

Một hạn chế nữa là các văn bản quy định về công tác XNK, thuế quan, hải quan của Việt Nam chưa ổn định, thay đổi liên tục đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ TMQT.

c) Công tác cung cấp thông tin tín dụng còn nhiều hạn chế

Hoạt động của NH là hoạt động kinh tế tổng hợp, gắn liền với tất cả các lĩnh vực của đời sống, KT - XH do vậy nó chịu sự chi phối rất lớn của các quy luật kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật và các cơ chế quản lý kinh tế quốc gia. Như vậy, nhu cầu về thông tin của các NH là rất lớn, song hiện nay công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động của NH chưa được quan tâm đúng mức. Trung tâm thông tin của NHNN cung cấp số liệu thiếu cập nhật, thiếu tính đầy đủ và chính xác. Sự phối kết hợp giữa các NHTM còn hạn chế trong việc cung cấp thông tin do vậy tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng để xin bảo lãnh và vay vốn nhiều nơi. Chính sự yếu kém trong việc cung cấp thông tin mà hiện nay các cán bộ NH khi muốn tìm hiểu về khách hàng thường tìm hiểu trên phương án, báo cáo tính toán của khách hàng, hoặc thẩm định không sát được giá cả, định mức kinh tế. Điều này làm ảnh hưởng đến việc cho vay vốn để mở L/C nhập của NH, tài trợ đến sản xuất hàng XK, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất…

(1) Năng lực vay vốn của DN

Tình hình chung của các DN là vốn điều lệ của họ rất thấp. Theo quy định của NHNN thì các NHTM không được cho phép cho vay quá 15% cốn tự có của NH trong khi nhu cầu vay vốn của DN cho các hoạt động kinh doanh của mình (trong đó bao gồm các hoạt động XNK) lại chiếm đến 70-80% trong tổng số vốn cần thiết.

Đối với các DN Nhà nước, vốn lưu động đựoc giao không đáng kể, tài sản cố định tập trung lớn nhất là đất đai nhưng chủ yếu là dưới hình thức thuê, do đó theo quy định của Luật đất đai 2007 thì chỉ được thế chấp cầm cố giá trị tài sản trên đất. Các tài sản trên đất đó nếu không là máy móc nhà xưởng đã cũ thì cũng hình thành từ vốn vay NH đối với các tài sản mới đầu tư. Do vậy đến nay, hầu hết các DN Nhà nước có quan hệ tín dụng XNK với Techcombank không đảm bảo

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK).DOC (Trang 44 -44 )

×