Cơ hội và thách thức với Techcombank trong phát triển hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tài trợ thương mại Quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank).DOC (Trang 56 - 58)

tài trợ thương mại quốc tế.

Với việc tham gia vào một sân chơi chung với các quốc gia khác trên thế giới, hội nhập ngày càng sâu rộng với hành lang pháp lý, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần được bãi bỏ đã mang đến những cơ hội rất lớn cho Techcombank.

Những cơ hội:

Để trở thành thành viên của WTO, ngay từ đầu Việt Nam đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc hội nhập vững chắc trên mọi lĩnh vực trong đó có NH- TC do vậy các NH cũng nhận được sự tạo điều kiện từ phía chính phủ cũng như NHNN.

Trước yêu cầu hội nhập quốc tế và xu thế tự do hóa tài chính trên toàn thế giới, Chính phủ Việt Nam đang đặt quyết tâm cao về cải cách hệ thống tài chính- tiền tệ-ngân hàng Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Việt Nam đã và đang thực hiện các biện pháp chấn chỉnh lành mạnh hóa hệ thống tài chính, tiền tệ. Việt Nam rất quan tâm đến công cuộc cải cách, đổi mới lĩnh vực NH, coi đây là khâu trọng yếu, nhân tố quan trọng trong công cuộc cải cách kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam...

Hội nhập quốc tế đang và sẽ mở ra cơ hội và tiềm năng trao đổi, hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài chính, tiền tệ, đồng thời nâng cao vị thế quốc tế của Techcombank trong các giao dịch tài chính tiền tệ quốc tế nói chung và tài trợ TMQT nói riêng.

Trong giai đoạn mới, sự hội nhập quốc tế cũng đưa đến điều kiện về tiếp cận các luồng vốn quốc tế và các trợ giúp kỹ thuật quốc tế, giúp cho

Yêu cầu hội nhập sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống NH Việt Nam nói chung và Techcombnak nói riêng; nâng cao năng lực quản lý điều hành, trình độ cán bộ; cơ chế chính sách phù hợp hơn với chuản mực quốc tế.

Thách thức

Hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay bao gồm rất nhiều các NHTM nhà nước và số lượng các ngân hàng này đang tiếp tục gia tăng, NH chính sách, các NH liên doanh, NH cổ phần, chi nhánh của NH nước ngoài, các văn phòng đại diện NH nước ngoài. Không đợi đến khi Việt Nam mở của hoàn toàn lĩnh vực tài chính NH, nhiều NH nước ngoài đã tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam thông qua việc góp vốn vào các NH nội địa, thay vì chỉ dừng lại ở những hoạt động phục vụ cho các công ty của nước họ đầu tư tại Việt Nam như trước đây.. Thị phần dư nợ cho vay và huy động vốn của các chi nhánh NH nước ngoài cũng tăng khá mạnh trong năng 2007: riêng thành phố Hồ Chí Minh, thị phần dư nợ cho vay tăng từ 12% của những năm trước lên đến 19% hiện nay, còn thị phần huy động vốn từ 12% lên gần 16%. Ngoài hoạt động cho vay và đầu tư, các chi nhánh NH nước ngoài còn chiếm thị phần khác lớn trong lĩnh vực TTQT, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, bảo lãnh phát hành trái phiếu. Căn cứ vào tăng trưởng XK cao, các luông chu chuyển vốn quốc tế, TTQT và lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng tăng, thì thấy sẽ có một cuộc đổ bộ của các NH nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.

Với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhiều tổ chức tài chính nước ngoài đã tiếp cận thị trường tài chính-tiền tệ Việt Nam để tham gia vào thị trường này dưới nhiều hình thức khác nhau. Do việc áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, mở chi nhánh và các điểm giao dịch, dỡ bỏ dần hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND và khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng nên hoạt động của các ngân hàng nước ngoài ngày càng sôi động.

Trong năm 2009, cũng như các ngân hàng mẹ ở nước ngoài, hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các TCTD nước ngoài tại Việt Nam vẫn hoạt động an toàn, hiệu quả và làm tốt vai trò cầu nối cho các nhà đầu tư nước ngoài đến với thị trường và doanh nghiệp Việt Nam.

Như vậy, các NHTM đang phải đối mặt trước nguy cơ bị mất thị phần ngay trên sân nhà, trong đó hoạt động tài trợ TMQT là một trong những lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất.

Tóm lại, cần khẳng định rằng, giữa các nghiệp vụ tài trợ TMQT có tính

liên thông và có cự gắn kết chặt chẽ với các họat động của NH. Nguồn tài trợ cho các DN lớn sẽ tạo điều kiện mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh của NH. Do vậy, Techcombank cần chú ý tới huy động nguồn ngoại tệ tiết kiệm từ dân cư, thúc đẩy hoạt động tài trợ XK, xong chính việc phát triển chuyên môn hóa và đa dạng hóa các hoạt động tài trợ cũng như uy tín trên thị trường quốc tế là tiền đề để tăng thị phần hoạt động, từ đó tăng quy mô nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tài trợ thương mại Quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank).DOC (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w