KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã tân hương huyện đức thọ tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 44)

5.1. Kết luận

Từ những kết quả đánh giá trên ta thấy rằng tình hình quả lý sử dụng đất của xã Tân Hương nói chung và đất nông lâm nghiệp nói riêng, được sự quan tâm của nhà nước đầu tư các chương trình, dự án nhằm xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Từ năm 1993 trở lại đây nhà nước đã có những thay đổi về chính sách, thay đổi về cơ chế quản lý, luật đất đai sửa đổi bổ sung phù hợp với phát triển chung của đất nước, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và được người dân nhiệt tình ủng hộ. Xã Tân Hương cơ bản đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình quản lý và sử dụng lâu dài.

Xã đã hoàn thành công tác giao đất, giao rừng cho các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế sử dụng cụ thể:

- Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Với tổng diện tích 466,46 ha, đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân quả lý sử dụng với diện tích 396,28 ha đạt 84,95%, tổ chức kinh tế quản lý sử dụng 42,85 ha chiếm 9,16 % diện tích còn lại do UBND xã sử dụng.

Kết quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp: Đất sản xuất nông nghiệp được sử dụng canh tác chủ yếu là trồng lúa nước, đậu xanh, lạc, ngô. Trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 72,25 ha, đất trồng lúa nước còn lại một vụ trồng lúa, vụ sau trồng ngô và trồng đậu xanh, còn 94,21 ha đất màu trồng cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu, …

- Đối với đất lâm nghiệp: Tổng diện tích là 1060,74 ha đã giao 1060,74 ha đạt 100% trong đó giao cho hộ gia đình, cá nhân là 423,37 ha chiếm 39,91%, tổ chức kinh tế 637,37 ha chiếm 60,08%.

Kết quả sử dụng đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 1060,74 ha chủ yếu là rừng trồng với các loại cây trồng chính là Thông, Keo, Bạch đàn. Rừng tự nhiên chỉ có 154,80 ha là rừng thứ sinh nghèo kiệt do khai thác bừa bãi trước đây, hiệu quả sử dụng thấp. Hiện nay một số diện tích rừng Thông đã và đang chuyển sang trồng cây Cao Su.

Nói chung hiệu quả sử dụng các loại đất này chưa cao do người dân khai thác quá mức nguồn tài nguyên đất mà chưa có các biện pháp cải tạo sử dụng đất hợp lý.

5.2. Tồn tại

Qua quá trình đánh giá thực trạng đất nông, lâm nghiệp tại xã Tân Hương tôi thấy còn một số những tồn tại như sau:

- Chưa nhận được sự quan tâm sâu sát của chính quyền các cấp.

- Trình độ năng lực của chính quyền địa phương còn hạn chế nên việc chỉ đạo và thực hiện các chủ trương chính sách còn gặp nhiều khó khăn.

- Vấn đề huy động sự đóng góp của người dân quá nhiều để xây dựng cơ sở hạ tầng đang làm bất bình lớn trong quần chúng người dân.

- Trình độ kiến thức của người dân còn hạn chế nên việc chuyển giao khoa học kỷ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn gặp nhiều khó khăn. Thu nhập của nông dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

- Ruộng đất manh mún, công trình thủy lợi chưa đảm bảo phục vụ sản xuất. - Cách bố trí cây trồng vật nuôi chưa hợp lý. Việc lựa chọn cây trồng vật nuôi chỉ mang tính ngẩu hứng. Chăn nuôi, trồng trọt theo phong trào.

- Vấn đề phòng chống thiên tai dịch bệnh chưa được quan tâm. - Do những khó khăn tại địa bàn nghiên cứu

+ Điều kiện đi lại khó khăn.

+ Khó khăn về địa hình nghiên cứu.

+ Người dân chưa thực sự nhiệt tình hợp tác.

+ Tình hình sử dụng đất chưa đúng với mục đích đề ra.

- Do bước đầu nghiên cứu áp dụng kiến thức vào thực tiễn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên cơ sở lý luận chuyên đề chưa được chặt chẽ. Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào một số kiểu sủ dụng đất ở địa phương, các giải pháp đưa ra chưa có điều kiện so sánh, thử nghiệm ở nhiều nơi, chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế nên chỉ có ý nghĩa chủ yếu trong địa bàn nghiên cứu.

5.3. Kiến nghị

Để có giải pháp thiết thực hơn cho việc sử dụng đất mang lại hiệu quả cần đề nghị:

- Cần có các giải pháp giúp người dân lựa chọn phương thức sử dụng đất phù hợp và năng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững.

- Xây dựng và mở rộng các mô hình canh tác trên đất dốc như SALT1 SALT2, SALT3.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách về quả lý và sử dụng đất.

- Mở các lớp tập huấn về kỷ thuật nuôi, trồng và chăm sóc các loại cây, vật nuôi cho nhân dân.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

- Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn ưu đải trong sản xuất.

- Cần đánh giá lại kết quả giao đất, giao rừng đã giao trước đây. Nếu thực tế sử dụng đất được giao khác với mục đích sử dụng đất xác định ban đầu thì cần đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã tân hương huyện đức thọ tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 44)