Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã tân hương huyện đức thọ tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 29)

2 Đất phi nông nghiệp PNN 11,96 13,50 98,

4.3.1.Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng lúa

Sử dụng phương pháp phỏng vấn để đánh giá và lựa chọn loài cây trồng được tổng hợp ở các bảng dưới đây:

Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất trồng lúa tại xã Tân Hương ST T Giống lúa Loại đất sử dụng Số hộ dân lựa chọn Chiếm tỷ lệ (%) 1 Xi 30 Đất lúa 23/30 77 % 2 Nếp Đất lúa 8/30 27 %

3 Chiêm đen Đất lúa 17/30 56 %

4 Xi 23 Đất lúa 19/30 63 %

5 Khang dân Đất lúa 11/30 37 %

(Nguồn: Phỏng vấn người dân)

Qua bảng: 4.3 cho chúng ta thấy các giống lúa hiện nay rất đa dạng, đã và đang được cải thiện về đặc tính và năng suất, tạo điều kiện cho người dân dễ lựa chọn.

Giống lúa Xi 23, Xi 30 là hai giống lúa có đặc tính giống nhau được người dân trong địa phương lựa chọn trồng phổ biến nhất trong những năm qua. Giống lúa Xi 23 có 19/30 người lựa chọn gieo trồng, giống lúa Xi 30 có 23/30 người lựa chọn gieo trồng. Vì đây là giống có năng suất cao và chất lượng gạo thơm ngon, mềm dẻo hơn so với các giống lúa chiêm đen và khang dân. Giống lúa Xi 30 được người dân lựa chọn trồng nhiều hơn giống Xi 23 vì giống lúa Xi 30 là giống lúa mới được đưa vào trồng ở địa phương ba năm nay nên người dân lựa chọn nhiều.

Giống lúa khang dân và chiêm đen tuy cho năng suất cao, dễ gieo trồng nhưng vì chất lượng gạo cứng, ăn không ngon nên người dân có phần ít lựa chọn gieo trồng hơn.

Còn giống Nếp tuy có tính kinh tế cao nhưng không được người dân ưa trồng vì năng suất thấp và khó tiêu thụ.

Theo báo cáo tổng kết năm 2011

Lúa đông xuân: gieo cấy 75/75 ha đạt 100% kế hoạch năng suất 4,6 tấn/ha, sản lượng 345 tấn. Đạt 92% kế hoạch.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã tân hương huyện đức thọ tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 29)