Xuất một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng hợp lý bền vững nguồn tài nguyên đất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã Tân hương

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã tân hương huyện đức thọ tỉnh hà tĩnh (Trang 38 - 41)

T Giống cây Loại đất sử dụng Số người dân lựa chọn Chiếm tỷ lệ (%)

4.6. xuất một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng hợp lý bền vững nguồn tài nguyên đất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã Tân hương

nguồn tài nguyên đất nông lâm nghiệp trên địa bàn xã Tân hương

Như chúng ta đã biết gieo mạ ở ruộng nước và nhổ mạ bằng tay là kỷ thuật được áp dụng rất cỗ xưa ở Việt Nam, vài con bò, con lợn được nuôi nhỏ lẽ rất mẫn cảm với dịch bệnh. Một vài củ sắn củ khoai được trồng ở gần nhà cuộc sống của hầu hết người dân Việt Nam chỉ may ra đủ ăn. Nhưng cho đến nay trình độ kỷ thuật sản xuất của người dân vẩn chưa được thay đổi. Để hướng tới nền sản xuất nông lâm nghiệp bền vững góp phần phát triển toàn diện cải thiện và nâng cao đời sống thu nhập của người dân ở địa phương nói riêng và nông dân cả nước nói chung cần có những giải pháp cụ thể nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lực của địa phương để sử dụng đất mang lại hiệu quả cao nhất.

- Về trồng trọt: Người dân trong xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp lớn, nhưng khí hậu, đất đai không thuận lợi nên năng suất cây trồng thấp. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao vì vậy vấn đề cấp thiết là :

Đối với cán bộ khuyến nông khuyến lâm cần mở các lớp tập huấn phổ biến kỷ thuật sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi cho người dân. Đưa các giống cây có giá trị kinh tế cao vào trồng thử nghiệm và sản xuất đại trà như giống Lạc L14, các giống Ngô lai như Ngô 999, C 919, ...

Đẩy mạnh đầu tư tăng cường xây dựng các công trình thủy lợi như đập chứa nước, mương cứng, phát triển công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp, áp dụng khoa học kỷ thuật, đầu tư thâm canh, chọn giống kháng sâu bệnh.

Tăng cường hệ thống dịch vụ trong sản xuất trong nông lâm nghiệp như cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng và bao tiêu nông sản cho nông dân.

Dồn đổi ruộng đất nhằm tạo thuận lợi cho áp dụng kỷ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất tăng năng suất cây trồng. Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất và chất lượng cao.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

- Về chăn nuôi: Mở rộng quy mô chăn nuôi để phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa là chính sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao. Đầu tư chăn nuôi

thêm trâu, bò tận dụng diện tích ven đồi, khe suối, bờ ruộng trồng cỏ voi tăng thêm nguồn thức ăn cho gia súc, một phần hạn chế được xói mòn rửa trôi. Chăn nuôi Gà, Lợn quy mô lớn đầu tư theo hướng trang trại có những biện pháp phòng trừ dịch bệnh ở vật nuôi.

- Về lâm nghiệp: Quán triệt hộ gia đình được giao đất, giao rừng tiến hành chăm sóc, bảo vệ khoanh nuôi và trồng mới lại rừng, làm giàu rừng, nuôi dưỡng rừng. Chú ý kỷ thuật trồng rừng đúng mật độ, chăm sóc rừng đã trồng tránh tình trạng khai thác quá sớm như hiện nay đừng vì lợi ích trước mắt mà làm ảnh hưởng đến trữ lượng rừng.

Cần có kế hoạch hỗ trợ lâu dài cho nhân dân, đặc biệt chú trọng trong thời gian trồng rừng chưa đến tuổi khai thác để người dân có điều kiện chăm sóc và bảo vệ thành quả đầu tư, nhằm hạn chế tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc bán rừng non sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không để người dân mất đi tư liệu sản xuất, đặc biệt đó là quyền sử dụng đất.

Thực hiện công tác giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần lồng ghép với các chương trình dự án khác nhằm hỗ trợ cho nhân dân có điều kiện sản xuất trên mảnh đất được giao có hiệu quả.

Cần xác định ranh giới giữa các thôn xã và các chủ thể quản lý hiện có một cách rõ ràng để tránh tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai về sau và để làm cơ sở xác định sơ bộ vùng đất dự kiến giao cho mỗi thôn.

Các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỷ thuật mới cho các hộ gia đình. Kết hợp trồng rừng có hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo vệ đất chống xói mòn, sạt lở. Duy trì nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái về lâu dài. Có thể tận thu gỗ củi và các lâm sản ngoài gỗ khác nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân. Đưa các giống cây lâm nghiệp mới vào trồng thử nghiệm như: Cây Mỡ, Keo Úc, Lát hoa, … có giá trị kinh tế cao và chất lượng gỗ tốt hơn.

- Về tổ chức: Tổ chức là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức. Từ tổ chức chính quyền, tổ chức đoàn thể đến các tổ chức quần chúng nhân dân để có những phương thức, những giải pháp sử dụng đất có hiệu quả.

Về tổ chức chính quyền thôn xã: cần nâng cao năng lực quản lý của đội ngủ cán bộ thôn, xã để tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cơ sở.

Về các tổ chức đoàn thể như: Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, … các tổ chức này có nhiệm vụ động viên các thành viên, hội viên tham gia các hoạt động. Thành viên thuộc tổ chức này thường đi tiên phong trong các hoạt động, các chủ trương mà chính quyền đề ra.

Tổ chức chính quyền, các tổ chức đoàn thể cần khuyến khích các nông dân hoặc nhóm nông dân trình diễn trên các nông trại của họ, việc trình diễn có thể được các nông dân khác nhân lên. Thực hiện tổ chức các diễn đàn, chuyến tham quan các mô hình sản xuất giỏi để nông dân đánh giá và mở rộng các kết quả nghiên cứu cho những nông dân khác.

Về quần chúng nhân dân: Cần lập nhóm sở thích các thành viên trong nhóm hỗ trợ và giúp đở nhau trong sản xuất. Họ cùng học hỏi chia sẽ kinh nghiệm cùng nhau hợp tác trong sản xuất cũng như trong sử dụng đất để có hiệu quả nhất.

Phần 5

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã tân hương huyện đức thọ tỉnh hà tĩnh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w