Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã Tân Hương

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã tân hương huyện đức thọ tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 37)

T Giống cây Loại đất sử dụng Số người dân lựa chọn Chiếm tỷ lệ (%)

4.5. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong việc sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã Tân Hương

đất nông lâm nghiệp tại xã Tân Hương

Qua quá trình điều tra phỏng vấn một số hộ gia đình thường có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức sau:

Bảng 4.8: Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của một số hộ gia đình

Sản xuât Thuận lợi Khó khăn Cơ hội Thách thức

Trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày - Đất tốt - Chủ động được nước - Thiếu kỷ thuật - Thiếu giống tốt - Thiếu thị trường tiêu thụ - Khuyến nông tập huấn kỷ thuật

- Rủi ro: Mưa lũ - Hạn hán - Sâu bệnh Trồng rừng - Đất giao lâu dài - Dự án hỗ trợ - Bảo vệ - Nước tưới - Kỷ thuật - Dự án hỗ trợ - Bão lũ - Sâu bệnh Chăn nuôi - Đầu ra sản

phẩm

-Vốn - kỷ thuật

-Dự án hỗ trợ - Dịch bệnh

(Nguồn: Phỏng vấn người dân)

4.5.1. Thuận lợi

Qua bảng 4.8 điều tra và phỏng vấn người dân địa phương tôi nhận thấy xã Tân Hương có những thuận lợi sau:

Về đất đai và tài nguyên: Xã có tiềm năng khí hậu, đất đai tương đối thuận lợi để phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Diện tích đất nông lâm nghiệp lớn. Đất lâm nghiệp được nhà nước giao lâu dài, được dự án hổ trợ về cây giống, phân bón và kỷ thuật. Đất đai ở địa phương rất thuận lợi cho phát triển các cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độ nhiệt trong vùng phong phú, độ ẩm tương đối cao, mặc khác thảm thực vật che phủ tương đối lớn do vậy thuận lợi cho việc đa dạng hóa các loại cây trồng trong nông nghiệp. Phần lớn các hộ gia đình đều có đất vườn tạp ở gần nhà vì vậy rất thuận lợi cho phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày. Tranh chấp lấn chiếm về đất đai ít xẩy ra. Những thuận lợi

về khí hậu, đất đai đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho người dân địa phương.

Về tiềm năng lao động: Trong xã có nguồn lao động khá dồi dào với 807 lao động chính. Hầu hết mọi người trong thôn đều biết chữ, người dân doàn kết, cần cù chịu khó, tính cộng đồng cao nên khả năng học hỏi kinh nghiệm và khoa học kỷ thuật nhanh và đạt hiệu quả hơn, người dân có khả năng lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào gây trồng.

Về vốn: Được sự quan tâm của các ngành chức năng các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển sản xuất với lải suất thấp theo chương trình hổ trợ 135 của chính phủ.

4.5.2. Khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì trong quá trình phát triển và sử dụng đất của xã còn gặp không ít những khó khăn:

Về sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất đai nhiều nhưng manh mún nhỏ lẽ và chủ yếu là đất dốc nên gây khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp. Diện tích đất này không thay đổi nhưng dân số ngày càng tăng nhanh nên nhu cầu nhà ở của người dân tăng lên vì vậy đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại. Khả năng khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa là khó khăn không dễ thực hiện được, chính vì vậy cần có các biện pháp đẩy mạnh thâm canh gối vụ để tăng năng suất cây trồng.

- Những giống mới, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện của địa phương còn thiếu.

- Người dân còn thiếu kỷ thuật chăm sóc và gieo trồng, thiếu vốn đầu tư. - Trên diện tích canh tác cây trồng còn nhiều sâu bệnh hại, tác động xấu của thời tiết làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông lâm nghiệp.

- Kinh nghiệm canh tác của người dân còn nhiều hạn chế.

- Vụ đông xuân rét đậm kéo dài nên việc đẩy nhanh tiến độ canh tác để kịp thời vụ là rất khó khăn, hệ thống công trình thủy lợi tuy được nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

- Vụ hè thu sản xuất thường gặp hạn hán thiên tai. Đầu vụ thường nắng nóng dẩn đến khô hạn thiếu nước cây trồng khó phát triến, cuối vụ thường

xảy ra mưa lớn kéo dài gây mất mùa, sản phẩm thu hoạch về thường bị nảy mầm, nấm mốc do thời tiết ẩm ướt.

- Hàng năm thường xãy ra bảo, lũ lụt.

- Thiếu vốn, chất lượng cây giống và khinh nghiệm chăm sóc cây ăn quả nên nhìn chung người dân trong thôn vẩn chưa chú trọng phát triển cây ăn quả theo hướng hàng hóa.

- Thiếu thị trường tiêu thụ nông lâm sản, nên sản phẩm của người dân sản xuất ra khó tiêu thụ và thường bị ép giá. Do đó giá cả các mặt hàng nông lâm sản không ổn định.

Về chăn nuôi: Chuồng trại chưa đảm bảo, chưa đúng kỷ thuật. Còn thiếu vốn đầu tư để mua giống, thiếu giống mới.

- Các dịch bệnh vẫn xảy ra gây tử vong cho vật nuôi

- Kinh nghiệm trong chăn nuôi của người dân địa phương vẩn còn nhiều hạn chế.

- Ý thức của một số hộ dân còn hạn chế trong công tác vệ sinh chuồng trại, phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm nên đàn đàn gia súc, gia cầm của một số hộ gia đình bị chết hàng loạt gây thiệt hại về kinh tế cho nhân dân và ôi nhiểm môi trường, …

4.5.3. Cơ hội

- Nguồn giống cây trồng mới có khả năng chống chịu sâu, bệnh và cho năng suất cao ngày một nhiều.

- Ngân hàng nhà nước cho vay vôn với lãi suất thấp theo chương trình 135. - Được nhà nước hổ trợ xây dựng các công trình phục vụ cho phát triển kinh tế theo chương trình 135.

- Được các chương trình dự án hổ trợ cây, con giống và kỷ thuật phát triển theo mô hình trang trại

- Nhu cầu của thị trường nông,lâm sản ngày càng mở rộng phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã tân hương huyện đức thọ tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w