a) Mai táng phí:
Điều kiện: Người lao động bị chết mà đang đóng BHXH hoặc bảo lưu; hoặc đang hưởng lương hưu; hoặc đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
Mức trợ cấp: 10 tháng lương tối thiểu.
Người nhận: người nào lo chuyện hậu sự cho người chết (không nhất thiết là thân nhân chủ yếu).
b) Tuất hàng tháng: Điều kiện:
- Đối với người chết: Là người đang đóng BHXH hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH từ 15 năm trở lên; Hoặc đang hưởng lương hưu; Hoặc đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động-bệnh
nghề nghiệp tỷ lệ 61%; Hoặc chết do tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp (bất kể thời gian đóng BHXH là bao lâu).
- Đối với thân nhân (cha mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp, vợ chồng, con): Con nhỏ hơn 15 tuổi, nếu còn đi học nhỏ hơn 18 tuổi; hoặc con suy giảm khả năng lao động 81% (bất kể tuổi đời là bao nhiêu); hoặc cha mẹ, vợ chồng, người nuôi dưỡng hợp pháp hết tuổi lao động hoặc suy giảm khả năng lao động 81% và thu nhập dưới lương tối thiểu.
Mức trợ cấp Tuất:
Định suất cơ bản: cha hoặc mẹ chết. Được nhận 50% lương tối thiểu. Định suất nuôi dưỡng: cả cha mẹđều chết. Được nhận 70% lương tối thiểu.
Định suất tối đa được hưởng trợ cấp Tuất hàng tháng là 4 người, do đó người nhận Tuất hàng tháng là ai sẽ do gia đình tự chọn sao cho có lợi nhất. Nếu có 2 thân nhân chết thì được hưởng 2 lần trợ cấp.
c) Tuất 1 lần:
Khi không đủ điều kiện trợ cấp hàng tháng (về người chết hoặc thân nhân). Đang đóng BHXH hoặc bảo lưu BHXH.
Đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng.
Mức trợ cấp: mỗi năm đóng được hưởng 1,5 tháng lương bình quân, tối thiểu 3 tháng. Người lao động chết trong 2 tháng đầu mới hưởng lương hưu (hoặc trợ cấp hàng tháng) sẽ được hưởng mức trợ cấp là 48 tháng lương hưu (hoặc trợ cấp hàng tháng). Từ tháng thứ 3 trởđi mức trợ cấp này sẽ bị giảm đi 0,5 tháng một. Thấp nhất bằng 3 tháng lương (hoặc trợ cấp tháng đang hưởng).
Công thức là: Mức trợ cấp = 48 – (t-2)×0,5.