Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG và BHXH (Trang 27 - 28)

Tai nạn lao động: gắn liền với công việc của người lao động. Luật quy định tai nạn lao động là các trường hợp:

ƒ Bị tai nạn trong giờ làm việc, kể cả trong thời gian nghỉ và ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị kết thúc công việc.

ƒ Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động phải giải trình hợp đồng làm việc tại nơi làm việc bên ngoài.

ƒ Người lao động đang trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc, trong khoảng thời gian hợp lý và tuyến đường hợp lý. Phải căn cứ theo biên bản của công an để xác định tính “hợp lý”. Nếu người lao động vi phạm Luật Giao thông (lấn tuyến, trái tuyến...) thì không được công nhận là bị tai nạn lao động.

Khi xảy ra tai nạn lao động, đơn vị sử dụng lao động phải lập biên bản mô tả đầy đủ diễn biến xảy ra tai nạn. Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm:

ƒ Trả đầy đủ tiền lương cho người lao động (là tiền lương để nộp BHXH, không phải tiền lương có bao gồm thưởng và thu nhập khác...).

ƒ Trả đầy đủ chi phí y tế, thuốc men, điều trị kể từ khi bắt đầu sơ cứu cho đến khi điều trị thương tật ổn định.

ƒ Phải xem xét và bố trí công việc hợp lý phù hợp với điều kiện sức khỏe của người lao động.

Giám định thương tật tổng hợp khi bị tai nạn lao động hoặc/và bệnh nghề nghiệp: Sau thời gian điều trị thương tật ổn định, đơn vị sử dụng lao động giới thiệu đi giám định y khoa và làm các thủ tục để BHXH trợ cấp cho người lao động. Mức trợ cấp căn cứ theo tỷ lệ thương tật đã được giám định.

Bệnh nghề nghiệp: do môi trường làm việc có yếu tố nặng nhọc độc hại, do nghề nghiệp làm trong nhiều năm tác động lên sức khỏe của người lao động.

Sự khác biệt (về thủ tục) giữa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là ở chỗ tai nạn lao động cần phải được lập biên bản tai nạn lao động, còn bệnh nghề nghiệp phải có biên bản đo đạc môi trường xem có yếu tố nặng nhọc độc hại hay không.

a) Trợ cấp 1 lần:

Điều kiện: Nếu Hội đồng giám định y khoa xác định người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5-30% thì người lao động sẽđược hưởng trợ cấp 1 lần.

Mức trợ cấp: Suy giảm 5% được hưởng 5 tháng tiền lương tối thiểu và thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng tiền lương tối thiểu. Đồng thời, năm đầu tiên tham gia đóng BHXH được 0,5 tháng lương và mỗi năm sau đó được thêm 0,3 tháng tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉđiều trị (dĩ nhiên tính theo lương đóng BHXH).

A = 5Lmin + (m-5)×0,5Lmin (m: tỷ lệ thương tật, cũng là % suy giảm) B = 0,5L + (t-1)×0,3L (t: số năm đóng BHXH).

Mức trợ cấp = A + B

b) Trợ cấp hàng tháng:

Điều kiện: Nếu Hội đồng giám định y khoa xác định người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì người lao động sẽđược hưởng trợ cấp hàng tháng.

Mức trợ cấp: Suy giảm 31% được hưởng 30% mức lương tối thiểu chung và thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung. Đồng thời, năm đầu tiên tham gia đóng BHXH được 0,5% lương và mỗi năm sau đó được tính thêm 0,3% tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉđiều trị.

A = 0,3Lmin + (m-31)×0,02Lmin (m: tỷ lệ thương tật, cũng là % suy giảm) B = 0,005L + (t-1)×0,003L (t: số năm đóng BHXH).

Mức trợ cấp = A + B

c) Trợ cấp phục vụ:

Người bị thương tật 81% trở lên, cụt 2 chi, hoặc mù 2 mắt, hoặc liệt, hoặc tâm thần nặng, hoặc liệt 2 chi được hưởng thêm trợ cấp phục vụ bằng 100% lương tối thiểu chung.

* Quỹ BHXH cũng thanh toán các khoản như: liệt có xe lăn, điếc có máy trợ thính, mù có kính... theo định kỳ quy định.

d) Dưỡng sức phục hồi sức khỏe:

Điều kiện: bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian điều trị mà sức khỏe còn yếu.

Thời gian được nghỉ trợ cấp: 5 ngày (suy giảm 15-30%), 7 ngày (suy giảm 31-50%), 10 ngày (suy giảm 51% trở lên).

Mức trợ cấp: 25% mức lương tối thiểu (nghỉ tại nhà), 40% mức lương tối thiểu (nghỉ tập trung).

e) Trợ cấp chết do tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp:

Người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng 36 tháng lương tối thiểu.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG và BHXH (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)