Rủiro kỹ thuật

Một phần của tài liệu L c và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ (Trang 38 - 44)

II. Thư tíndụng ((Letter of Credit-L/C):

2.1.Rủiro kỹ thuật

2. Phân loại và phân tích cácloại rủiro ở các bên tham gia vào quá

2.1.Rủiro kỹ thuật

Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán XNK, như sự sai khác giữa bộ chứng từ thanh toán với hợp đồng hoặc L/C hay việc thực hiện sai một khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán.

2. /. /. Rủi ro đổi với người bán

Trong thanh toán xuất nhập khẩu người bán có trách nhiệm chuẩn bị hàng, giao hàng và lập bộ chứng từ nhận hàng cho người nhập khẩu. Khi ngân hàng là trung gian thanh toán giữa người bán và người mua thì ngân hàng chỉ làm việc dựa trên bộ chứng tù' mà người bán lập ra. Vì thế trong quá trình thanh toán thường xảy ra các rủi ro sau:

--- L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ --- lượng,..) đến những sai sót lớn hơn như không thống nhất với nhau như: hối

phiếu ghi sai người ký phát, bộ chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng: ví dụ : tại ngân hàng A, khi giao dịch L/C sổ..., công ty may B là người hưởng lợi đáng lẽ phải ký phát cho ngân hàng c thì lại ký phát cho người yêu cầu mở là D.

Ngoài ra, người xuất khấu còn lập hoá đơn thương mại với số tiền vượt quá số tiền của thư tín dụng. Neu đã vượt ra ngoài dung sai cho phép thì ngân hàng mở sẽ tù’ chổi trả tiền. Trong trường họp này phải lập hai bộ chứng tù’ thanh toán: một bộ hổi phiếu đòi tiền ngân hàng mở thư tín dụng, một bộ hối phiếu đòi tiền người mua với số tiền vượt quá số tiền của thư tín dụng cùng với một uỷ thác nhờ thu ngân hàng thu hộ tiền. Trên tờ hối phiếu nhờ thu này, người bán phải ghi câu: “Số tiền vượt quá chuyển sang nhờ thu”.

Như ta đã biết, nếu như bộ chứng từ không phù họp thì việc thanh toán không thể thực hiện được. Bộ chứng từ là cơ sở đế người mua giảm giá, từ chối nhận hàng, kéo dài thời gian thanh toán hay không thanh toán tiền hàng và đặc biệt khi bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì Ngân hàng sẽ từ chối thanh toán. Do vậy, thời gian thanh toán luôn bị kéo dài do chứng từ phải sửa đi sửa lại. Thậm chí những lỗi không sửa được phải đợi sự đồng ý của bên mua. Thường thì các đơn vị xuất khấu của ta rất eo hẹp về vốn và vì vậy họ thường chọn thanh toán L/C trả ngay. Nhưng nhiều khi do bộ chứng từ có sai sót và phải chờ nhà nhập khẩu chấp nhận, đơn vị mới nhận được tiền. Và như vậy, nhà xuất khấu sẽ không thế đáp ứng được yêu cầu tăng vòng quay của vốn. Hơn nữa họ còn bị phạt vì sai sót chứng từ. Rủi ro này là một trở ngại lớn đối với người bán.

♦ Các sai lầm khi tiến hành giao hàng: việc thực hiện không đúng, sai sót khi giao hàng, hàng hoá giao không đúng quy định về chất lượng, chủng loại, thời hạn... giao hàng, xuất trình chứng từ muộn, chọn sai cảng bốc dờ, sai hãng vận tải...

Trong khi ký hợp đồng, người bán hàng nếu không có trình độ nghiệp vụ ngoại thương thì dễ chấp nhận các điều kiện hợp đồng thương mại bất lợi để rồi sau đó không thực hiện được làm cho đối tác có cơ sở đế kéo dài thời gian thanh toán, giảm giá hoặc từ chối thanh toán, khiến cho quá trình thanh toán gặp nhiều khó khăn. Đây là rủi ro thường gặp nhất là ở các đơn vị mới tham gia vào hoạt động xuât khâu.

♦ Rủi ro do chưa nắm bắt được các thủ tục tố tụng, khi quá trình thanh toán

có khúc mắc xảy ra thì người bán không khiếu nại kịp thời, đúng chỗ mà chỉ biết khiếu nại ngân hàng dẫn đến người bán bị kéo dài thời hạn thanh toán..

--- L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ ---

2.1.2. Rủi ro đối với người mua

♦ Thứ nhất là rủi ro trong việc làm đơn yêu cầu mở L/C không cụ thế và đầy đủ dẫn đến việc người bán có thế lợi dụng các sơ hở trong L/C đế cung cấp hàng hóa không đúng như mong muốn của người mua.

♦ Thứ 2 là rủi ro trong việc chấp nhận chứng từ do người bán lập ra đế thanh toán: khi chứng từ xuất trình hoàn toàn không đúng với tình trạng của hàng hoá thì sau khi thanh toán người mua sẽ nhận đuợc số hàng không đúng yêu cầu có thế là cả về chất lượng cũng như số lượng và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là làm mất uy tín trong kinh doanh của người mua. Mặt khác chứng tù' còn là cơ sở pháp lý đầu tiên của hàng hoá, nếu người mua hàng không xem xét kỹ lưỡng từ lỗi câu chữ đến số lượng các loại chứng từ cũng như người cấp giấy chứng nhận...thì sẽ khó khăn trong việc khiếu kiện khi có rủi ro về hàng hoá.

VD: Công ty A ký hợp đồng mua nguyên liệu với công ty B, thanh toán theo phương thức L/C. Sau khi giao hàng, công ty B lập bộ chứng tù' chuyến cho nhà nhập khẩu. Vào ngày X, bộ chứng từ được đưa đến công ty A mà hàng chưa tới. Vì tin tưởng vào công ty B nên công ty A không kiếm tra kỹ bộ chứng từ mà chấp nhận thanh toán, Tuy nhiên,khi hàng về đến nơi, công ty A thấy chất lượng hàng không đáp ứng được yêu cầu sản xuất nên công ty đã tù’ chối và đòi trả lại hàng. Công ty B không chấp nhận. Công ty A kiện công ty B ra tòa. Tuy nhiên, vì công ty A đã chấp nhận bộ chứng từ và thanh toán nên công ty A thua kiện.

♦ Thứ ba là rủi ro do chưa nắm bắt được các thủ tục tố tụng, khi quá trình giao hàng có khúc mắc xảy ra thì người mua không khiếu nại kịp thời, đúng chỗ dẫn đến người mua bị lỡ cơ hội kinh doanh hay bị đọng vốn. Ví dụ như người bán giao hàng không đúng quy định, khiếu nại về việc giao hàng không đúng quy định của khách hàng nước ngoài, khiếu nại việc mất mát tổn thất lớn với hãng vận tải và bảo hiếm...

VD : Lagergren, một hãng kinh doanh các sản phấm nội thất lớn của Thuỵ Điển, đã bán một lô hàng đồ gỗ cho tập đoàn Cadtrak Fumiture Co.Ltd của Đài Loan, về phần mình, theo thoả thuận giữa hai bên, Cadtrak đã mỏ' tại ngân hàng của mình một thư tín dụng L/C đế chuyển nhượng số tiền hàng trị giá 760.000 USD cho Lagergren qua một ngân hàng Thuỵ Điển. Theo thoả thuận giữa hai bên, hàng sẽ được giao thành hai chuyến, mỗi chuyến cách nhau muộn nhất là 20 ngày . Tiền hàng cũng được thanh toán làm hai lần và việc thanh toán qua L/C sẽ tuân theo UCP500.

--- L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ --- Có hai điều kiện được quy định cho thư tín dụng. Thứ nhất, ngân hàng Đài Loan

sẽ tiến hành thanh toán khi nhận được một bộ đầy đủ vận đơn đường biển đã xếp hàng hoàn hảo. Thứ hai, ngân hàng Thuỵ Điến sẽ phải đợi giấy chấp nhận hàng do ngân hàng tại Đài Loan của Cadtrak cấp. Giấy này sẽ được cấp sau khi có thông báo của Cadtrak rằng họ đã nhận được hàng và hàng đã được cơ quan y tế Đài Loan tại cảng chấp nhận.

Sau khi hàng đến Đài Loan, ngân hàng Thuỵ Điển đã gửi bộ chứng từ của chuyến hàng cho Cadtrak và đã bị Cadtrak tù’ chổi với lý do thời gian giữa hai chuyến giao hàng đã vượt quá 20 ngày. Ngân hàng Thuỵ Điển đã không chấp nhận điều này. Do vậy, ngân hàng đã thuyết phục Cadtrak chấp nhận điều không đúng nguyên tắc trên. Sau cùng, Cadtrak chấp nhận thời gian giao hàng quá 20 ngày nhưng vẫn bảo lưu ý kiến từ chối của mình với lý do đợi sự chấp nhận lô hàng của Bộ Y tế Đài Loan, cơ quan mà công ty Cadtrak nộp đơn xin kiểm tra hàng. Sau đó không lâu, Cadtrak thông báo rằng họ chính thức tù’ chối hàng của Lagergren vì Cơ quan Y tế Đài Loan tại cảng đã phát hiện ra nguy cơ mối mọt trong lô hang đồ gỗ này.

Lagergren lập luận rằng, trong biên bản của Cơ quan y tế đã không có dòng chữ bác bỏ sản phẩm. Tuy nhiên, Cadtrak vẫn giữ nguyên quan điểm của mình VỚI

nhận định rằng: “theo thông lệ, hàng đồ gỗ phải đủ độ tin cậy đế lun kho trong vòng 12 tháng”. Cadtrak cho rằng sản phẩm mà họ đặt đã không được đảm bảo về chất lượng và bởi vậy khăng khăng không chấp nhận lô hang này. về phía Lagergren, hãng đã có đơn kiện gửi Uỷ ban trọng tài quốc tế (Ưnctad) mà hai bên đã lựa chọn giải quyết khi có tranh chấp. Đơn kiện ghi rõ Cadtrak đã từ chối không đúng cách bộ chứng từ và yêu cầu được thanh toán khoản tiền hàng cộng lãi suất hàng năm 13%.

Trước hết, Uỷ ban trọng tài cho rằng lý do duy nhất mà hàng chưa thuộc quyền sở hữu của Cadtrak - người mở thư tín dụng, là do họ đã từ chổi lô hàng đó khi hàng đã đến nơi. Quyết định phải đưa ra là trong tình huống này liệu điều kiện “hàng hoá đã được nhận bởi người mở thư tín dụng” được thoả mãn hay chưa? Tiếp đó, Ưỷ ban trọng tài định nghĩa bản chất của thư tín dụng và cách mà người ta phải hiếu nó: “Thư tín dụng là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng mở thư tín dụng thanh toán hoặc sẽ thanh toán nếu các điều kiện của thư tín dụng được thoả mãn, nếu thư tín dụng đó dùng để thanh toán (Điều 3 Quy tắc và Thực hành thống nhất tín dụng chứng từ)”.Bản chất của thư tín dụng là người bán chắc chắn sẽ được thanh toán nếu xuất trình đúng bộ chứng từ. Một đặc tính cơ bản của tín dụng chứng tù’ là tính hình thức của nó. Các chứng từ

--- L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ --- được xuất trình chỉ có thế là đúng hoặc không đúng. Sự mập mờ ở đây không

được chấp nhận.

Cadtrak lập luận rằng trong trường hợp này, với việc hàng giao không được người mở thư tín dụng chấp nhận nên điều kiện “hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng” đã không được thoả mãn. Nhưng theo trong tài thì việc thư tín dụng có được thanh toán hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mở thư tín dụng (người mua). Việc hiểu điều kiện “hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng” như vậy mâu thuẫn với mục đích của thư tín dụng chứng từ. Theo đó, việc thanh toán không được phụ thuộc vào thiện ý hay ý chí chủ quan của Cadtrak. Ớ đây, hàng của Lagergren không có bất cứ sai phạm gì theo thoả thuận giữa hai bên, mà việc hạn sử dụng của hàng hoá là do Cadtrak không kiểm chứng từ trước, hãng có thể khởi kiện vi phạm họp đồng chứ không thế từ chối thanh toán được. Điều đó có nghĩa là nếu căn cứ vào lập luận của Cadtral thì hoàn toàn không an toàn cho Lagergren. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy rõ ràng Cadtrak đã sai khi tù’ chối việc thanh toán hoặc việc cho phép thanh toán cho Ngân hàng Thuỵ Điển. Bởi vậy, Uỷ ban trọng tài quyết định Lagergren được hưởng số tiền hàng cộng với mức lãi suất là 13%/năm trong thời gian thanh toán quá hạn.

Ba loại rủi ro nêu trên đều là rủi ro liên quan đến kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ của các cán bộ trong đơn vị mua hàng: theo một số báo cáo thống kê, có hơn 40% cán bộ thuộc các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nhưng chưa qua đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương. Do sự yếu kém trong nghiệp vụ ngoại thương của các đơn vị XNK, vì vậy họ đã sai sót trong việc lựa chọn đối tác; không tìm hiểu kỹ, không nắm vững khả năng của bên bán dẫn đến khi không nhận được hàng hoặc nhận được hàng không đúng theo hợp đồng..vv.. thì kế hoạch kinh doanh bị phá vỡ.

2.1.3. Rủi ro đối với Ngân hàng

Rủi ro kỹ thuật xuất hiện ở các khâu trong quy trình thanh toán, xảy ra khi ngân hàng tuân thủ không đúng theo quy định của luật pháp và các quy tắc được áp dụng. Ngân hàng thường gặp phải một số rủi ro về kỹ thuật sau:

♦ Do công tác quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ của ngân hàng: Nghiệp vụ TTQT là một nghiệp vụ không hề đơn giản, hơn nữa, sự xuất hiện của nhiều thủ đoạn lừa đảo mới rất tinh vi trong TTQT đã làm cho nghiệp vụ này càng trở nên phức tạp, nhiều rủi ro. Chính vì vậy, các cán bộ nghiệp vụ của ta ở một số chi nhánh do chưa có kinh nghiệm, chưa được đào tạo sâu, chưa nắm bắt kịp thời

--- L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ --- kỹ thuật nghiệp vụ nên đã dẫn đến không ít trường họp sơ suất trong quá trình

thực hiện thanh toán, gây ra thiệt hại lớn cho khách hàng và ngân hàng.

Ví dụ: đối với cán bộ nghiệp vụ của ngân hàng phát hành cần phải xem xét kỹ bộ chứng từ do nhà xuất khẩu lập đế tránh trường hợp ngân hàng do không phát hiện bộ chứng từ sai sót mà thanh toán cho nhà xuất khẩu. Đen khi ngân hàng phát hành gửi bộ chứng tù' yêu cầu nhà nhập khâu thanh toán

thì nhà nhập khẩu không chấp nhận thanh toán. Khi đó, ngân hàng phát hành buộc phải chấp nhận mất tiền. Rủi ro như vậy cũng có thế xảy ra đổi với ngân hàng chiết khấu,ngân hàng chỉ định,...

♦ Do sai sót trong quan hệ với khách hàng trong nước: Việc thu nhập, phân tích thông tin, đánh giá tình hình hoạt động trong kinh doanh của các doanh nghiệp còn chưa được đầy đủ và chặt chẽ. Có khách hàng có hiện tượng vi phạm cam kết về tài chính với ngân hàng nhưng vẫn được bảo lãnh, hay có những khách hàng làm ăn phạm pháp song ngân hàng cũng không tìm hiếu kỹ và kết quả là khi doanh nghiệp rơi vào vòng tố tụng thì ngân hàng phải chịu hết rủi ro. Trong trường hợp này, nếu ngân hàng đứng ra trả tiền thay cho các doanh nghiệp đó thì rủi ro rất cao bởi vì khả năng thu hồi tiền là rất mong manh. Nhưng theo quy định của L/C thì ngân hàng mở phải có trách nhiệm trả tiền cho người bán khi người mua mất khả năng thanh toán.

VD: Công ty A mua hàng với công ty B. Công ty A lập hồ sơ đề nghị ngân hàng c mở L/C. Vì công ty A là khách hàng quen của ngân hàng c nên cán bộ nghiệp vụ của ngân hàng không tiến hành thấm định kỹ mà tiến hành phát hành L/c cho khách hàng A với mức ký quỹ thấp. Khi đó, ngân hàng c không ngờ rằng chỉ một tháng sau, công ty A vì làm ăn phạm pháp nên dẫn đến bị tố tụng và bị tuyên bố giải thể. Do vậy, ngân hàng phải đứng ra cho phần tiền mua hàng còn lại của công ty A.

Các quy định về an toàn trong ký quỹ L/C, đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố, cam kết của ngân hàng chưa được áp dụng chặt chẽ. Thậm chí đối với các L/C thế chấp bằng chính lô hàng nhập cũng chưa có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ ngân hàng đối với hàng nhập về này nên khách hàng đã bán hàng và sử dụng tiền vào mục đích khác mà ngân hàng không phát hiện ra.

Hậu quả lớn nhất chính là ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Mất mát về uy tín là mất mát lớn nhất và sâu sắc nhất ảnh hưởng tới vị thế của ngân hàng trong lòng thị trường.

Nói tóm lại, tất cả những sai sót về mặt kỹ thuật dù từ phía nào cũng đều làm cho quá trình thanh toán bị gián đoạn, kéo dài, thậm chí gây thiệt hại rất lớn cho các bên.

■L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-

Một phần của tài liệu L c và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ (Trang 38 - 44)