II. Thư tíndụng ((Letter of Credit-L/C):
2. Phân loại và phân tích cácloại rủiro ở các bên tham gia vào quá
2.3. Rủiro ngoại hối
Rủi ro ngoại hối là những rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng đồng tiền nước ngoài. Rủi ro này xảy ra đổi với tất cả các bên tham gia, nó phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là tỷ giá hối đoái và trạng thái ngoại hối về loại ngoại tệ đó của ngân hàng.
♦ Thứ nhất là vấn đề tỷ giá hối đoái: đây là một yếu tố nhạy cảm và sự biến động của nó là không thể lường trước được, nó có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của doanh nghiệp. Bởi vì khi ngoại tệ tăng giá so với nội tệ thì gây thiệt hại cho bên nhập khâu, khi ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì sẽ gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu.
Khi kí hợp đồng mua hàng, nhà nhập khẩu không thể lường trước được mức độ trượt giá đồng nội tệ so với ngoại tệ mạnh. Khi hàng nhập về, tỷ giá trượt mạnh, đổi với những mặt hàng giá bán cạnh tranh không thế tăng giá được, nhà nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng vì sợ bị lỗ và vì cũng không có đủ khả năng thanh toán, khi đó thì rủi ro tất yếu sẽ xảy ra đối với ngân hàng thương mại.
Bản thân ngân hàng đã có những biện pháp đế tự phòng ngừa những ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái một cách có hiệu quả. Tuy nhiên trong một sổ trường hợp, do sơ suất ngân hàng đã phải chịu một sổ thiệt hại do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây nên. Ví dụ: Trong thực tế ở nước ta, một số doanh nghiệp nhập khẩu thường không sẵn có ngoại tệ hoặc nếu có thì số lượng không đáng. Do đó khi cần ngoại tệ, họ sẽ chuyển nội tệ vào ngân hàng và yêu cầu ngân hàng bán ngoại tệ cho mình đế thanh toán. Khi có yêu cầu mở L/C thanh toán ngân hàng sẽ thu tiền ký quỹ đối với nhà nhập khẩu. Do trong TTQT ngoại tệ mạnh thường được sử dụng nên ngân hàng mở sẽ phải dùng số tiền đó đế mua ngoại tệ. số tiền ký quỹ mà doanh nghiệp nộp vào ngân hàng đã được tính ra ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm đó. Neu vì một lý do nào đó ngân hàng không thực hiện ngay việc trao đối lấy ngoại tệ tại thời điếm đó mà lùi lại một thời gian, giả sử khi đó đồng nội tệ giảm giá và ngân hàng không
--- L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ --- vào mức giảm đó khi mua ngoại tệ. Ket quả là ngân hàng sẽ bị mất một khoản
tiền do sự biến động của tỷ giá hối đoái.
♦ Bên cạnh đó, nếu trạng thái ngoại hổi của ngân hàng không tốt, một mặt ngân hàng sẽ không đáp ứng đuợc nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng, mặt khác bản thân ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình thanh toán cho ngân hàng. Thiệt hại xảy ra có thế về mặt tài chính vì ngân hàng phải đi vay ngoại tệ của ngân hàng khác, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng trong hoạt động thanh toán nói riêng, hoạt động ngân hàng nói chung.
Cụ thế là trường hợp xảy ra đổi với Petrolimex Hà Nội. Trong quá trình thanh toán, VCB đã cố gắng cung cấp ngoại tệ để thanh toán các L/C đến hạn. Tuy nhiên có một vài trường hợp khi đến hạn thanh toán, ngân hàng đã không thế thanh toán được như kế hoạch vì khi đó Petrolimex Hà Nội không kịp chuấn bị tiền VND hoặc ngân hàng chưa có đủ ngoại tệ đế bán. Ket quả chúng ta đã bị ngân hàng nước ngoài phạt. Petrolimex Hà Nội khi đó không những không quan tâm mà còn đố lỗi cho ngân hàng vì không chuẩn bị đủ ngoại tệ để bán cho họ. Như vậy, Vietcombank vừa bị mang tiếng với ngân hàng nước ngoài vừa có trục trặc trong quan hệ với khách hàng.