Tổng quan chi tiết nghiệp vụ

Một phần của tài liệu DuLichVaVanChuyen(final).docx (Trang 119)

a. Phát biểu bài toán

Với mục đích phát triển nghiệp vụ Thiết kế tour một nghiệp vụ quan trọng trong hệ thống doanh nghiệp để hỗ trợ cho công ty trong việc lập nên những kế

b. Mục tiêu của việc thiết kế tour

Thiết kế một hệ thống quản lý công việc cung cấp một môi trường và các công cụ hỗ trợ việc xây dựng phát triển các ứng dụng. Hệ thống quản lý các qui trình trong việc thiết kế tour thành qui trình tiếp cần nhanh chóng và dễ dàng.

Kết quả xây dựng hệ thống sẽ là một tour du lịch hoàn chỉnh với đầy đủ các nghiệp vụ cần thiết nhằm đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng tốt nhất và hài lòng nhất.

Nghiệp vụ thiết kế tour đáp ứng các yêu cầu chính sau:

• Xây dựng các loại hình du lịch.

• Tổng hợp và phân loại các địa điểm.

• Lên lịch trình

• Khảo sát thực tế

• Chốt tour.

c. Phạm vi hệ thống.

1. . Mô hình tổng thề nghiệp vụ thiết kế tour.

c. Mối quan hệ giữa nghiệp vụ thiết kế tour & và xây dựng giá với các nghiệp vụ khác.

d. Quy trình thiết kế tour và xây dựng giá.

Quy trình chi tiết thiết kế tour và xây dựng giá.

2. . Mô hình chi tiết của nghiệp vụ thiết kế tour.

B. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THIẾT KẾ TOUR.

I.XÂY DỰNG CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH

1. Xây dựng các loại hình du lịch:

1. Diễn giải các yêu cầu chính.

Xây dựng các loại hình dịch vụ là bước cơ bản ban đầu khảo sát thực tế để đưa ra danh sách các loại hình du lịch để lên kế hoạch cho việc xác định yêu cầu khách hàng và lựa chọn địa điểm du lịch để tổ chức tour.

Căn cứ vào mức giá: Khảo sát và thu thập thông tin các chương trình du lịch để

xây dựng các mức giá. Lập thành danh sách các loại hình du lịch được phân loại hợp lý dựa vào mức giá tự chọn, mức giá cơ bản và giá trọn gói

Căn cứ vào phạm vi không gian lãnh thổ: Khảo sát và phân loại các địa hình lãnh

thổ hợp lý với các nhu cầu du lịch. Phân loại địa hình dựa trên vị trí địa… Lập thành danh sách các loại hình du lịch được phân loại dựa vào lãnh thổ

Căn cứ vào nội dung và mục đích chuyến đi: Thống kê các yêu cầu, các loại hình du lịch phổ biến và xu thế tổ chức du lịch. Thiết lập danh sách các nội dung và mục đích thực hiện tour du lịch

Căn cứ vào dịch vụ cấu thành: Phân tích các dịch vụ hiện tại được sử dụng, các dịch vụ đang phát triển và các dịch vụ của đối tác dựa trên các loại hình du lịch. Lên danh sách các loại hình du lịch được áp dụng dịch vụ tương thích.

2. Mô tả qui trình công việc

Nhân viên thu thập thông tin được khảo sát các mức giá của loại hình du lịch hợp lý với hành khách hoặc đúng với nhu cầu khách đặt tour, sau đó chờ sự đồng ý của trưởng phòng và khác hàng. Sau đó dựa vào thông tin mức giá đã được duyệt, nhân viên phải thống kê các loại hình du lịch dựa trên các phạm vi lãnh thổ có thể tổ chức tour du lịch hoặc vị trí địa lí được khách hàng lựa chọn, sau đó chờ sự đồng ý của trưởng phòng và khác hàng. Tiếp theo dựa vào thông tin vị trí địa lý để nhân viên phải xác định danh sách các loại hình du lịch căn cứ vào nội dung và mục đích chuyến đi công ty có thể lựa chọn hoặc theo yêu cầu khách hàng, sau đó chờ sự đồng ý của trưởng phòng và khác hàng. Quan trọng nhất nhân viên phải xác định được những loại hình du lịch để lên danh sách các dịch vụ phù hợp với những yêu cầu được đưa ra, cuối cùng là chờ sự đồng ý của khách hàng và trưởng phòng.

Mô hình hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người tham gia vào hệ thống

Tác nhân Chức năng Ghi

chú

Nhân viên bán hàng

- Khảo sát và thu thập thông tin

- Thống kê dữ liệu và xác định các loại hình du lịch thích hợp

- Lập kế báo cáo gửi cho trưởng phòng kí duyệt Trưởng

phòng

- Phê duyệt các loại hình du lịch

- Đưa thông tin hoàn tất các loại hình du lịch - Tổng hợp các loại hình du lịch thích hợp

II. TỔNG HỢP VÀ PHÂN LOẠI CÁC ĐỊA ĐIỂM

1. Tổng hợp và phân loại các địa điểm:

Diễn giải các yêu cầu chính :

Tiến hành thu thập thông tin các địa điểm du lịch dựa trên các loại hình du lịch đã đưa ra, phân tích các thông tin nhận được nhằm chọn ra các các địa điểm du lịch phù hợp nhất với loại hình đã đề ra, và tiến hành phân loại các địa điểm theo các tiêu chí, để dễ dàng cho việc đưa ra các lịch trình tour du lịch phù hợp sau này.

Mô tả quy trình làm việc:

Nhân viên sẽ dựa vào loại hình du lịch đã được đưa ra, tiến hành thu thập các thông tin về các nhà hàng , khách sạn, khu vui chơi giải trí, các địa điểm du lịch phù hợp với loại hình du lịch bằng cách lấy thông tin từ bộ phận nghiên cứu và khai thác địa điểm du lịch, sau khi nhận được các thông tin nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra thông tin nhận được có hơp lý hay

không,nếu không hợp lý sẽ gửi yêu cầu tìm kiếm lại cho bộ phận nghiên cứu và khai thác địa điểm du lịch, ngược lại sẽ tiến hành tổng hợp sau đó phân tích các đặc điểm,vị trí địa lý, thời tiết, cũng như văn hóa vùng miền nơi có các địa điểm du lịch, nhà hàng , khách sạn, có phù hợp với các yêu cầu của loại hình đã đưa ra hay không, sau đó tiến hành phân loại các nhà hàng , khách sạn và các địa điểm du lịch theo các tiêu chí.(ví dụ :nhà hàng , khách sạn thì phân loại từ 1 đến 5 sao,….) .Sau khi phân loại các thông tin này sẽ được chuyển đến cho bộ phận lên lịch trình tour du lịch

Người tham gia hệ thống: Tác nhân Chức năng Ghi chú Nhân viên

-Nhận thông tin từ bộ phận nghiên cứu và khai thác địa điểm du lịch.

-Kiểm tra thông tin nhận được hợp lý không .

-Tổng hợp thông tin.

-Phân tích vị trí địa lý, thời tiết, văn hóa vùng miền nơi có nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, địa điểm du lịch.

-Phân loại các nhà hàng, khách sạn, các địa điểm du lịch.

III. LÊN LỊCH TRÌNH

a. Mô tả quy trình công việc.

Chọn loại hình du lịch: xác định tour du lịch sắp thiết kế thuộc loại tour nào nhằm xác định những đối tượng sẽ mua tour để từ đó chọn những điểm đến trong tour và thời gian thực hiện tour

Lập lịch trình: xác định ngày thực hiện tour, tổng thời gian thực hiện tour, sắp xếp thứ tự các điểm đến, các dịch vụ trong suốt tour một cách hợp lý, thuận lợi cho chuyến đi và đem lại lợi ích cho công ty hoặc làm vừa lòng khách hàng.

Tính giá: từ việc chọn các địa điểm đến và các dịch vụ trong suốt chuyến đi như khách sạn, nhà hàng, phương tiện di chuyển, địa điểm du lịch và bảng báo giá của các công ty đối tác cung cấp dịch vụ cũng như các dịch vụ do công ty cung cấp để tính ra chi phí gốc cần có cho chuyến đi.

b. Mô tả hoạt động.

1. Tự thiết kế tour du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô tả quy trình công việc

Người thiết kế tour du lịch sẽ xác định loại hình tour du lịch mà mình dự định thiết kế để xác định các đối tượng tham gia vào chuyến đi từ đó xác định những địa điểm đến phù hợp với loại hình du lịch và đối tượng tham gia. Sau khi đã chọn được những địa điểm đến phù hợp người thiết kế sẽ lên lịch trình cụ thể cho chuyến đi, xác định ngày giờ bắt đầu chuyến đi, sắp xếp các địa điểm theo thứ tự hợp lý, chọn nhà hàng, khách sạn, địa điểm tham quan và hướng dẫn viên tại những địa điểm đến phù hợp với tour. Cuối cùng là tính tổng giá của tour du lịch vừa thiết kế.

Mô hình hoạt động

Người tham gia vào hệ thống

Tác nhân Chức năng

Nhân viên Lên lịch trình cụ thể cho một tour du lịch

Tính giá của tour du lịch vừa thiết kế

Nhóm trưởng Duyệt bản thiết kế có hợp lý

2. Thiết kế tour theo yêu cầu của khách hàng

Mô tả quy trình hoạt động

Bộ phận tiếp nhận tour tiếp nhận yêu cầu thiết kế tour từ khách hàng như loại hình du lịch, số người tham gia tour, địa điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn…. Sau đó những yêu cầu này sẽ được chuyển cho bộ phận thiết kế tour, bộ phận thiết kế sẽ kiểm tra những địa điểm yêu cầu có là những nơi mà công ty đang khai thác du lịch hay không. Nếu không nằm trong danh sách những địa điểm đang được khai thác du lịch thì bộ phận thiết kế sẽ yêu cầu bộ phận tìm kiếm đối liên hệ để thỏa thuận khai thác địa điểm du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng. Nếu thỏa thuận khai thác địa điểm du lịch thành công thì bộ phận thiết kế sẽ tiến hành thiết kế lịch trình cụ thể và đưa ra giá của tour du lịch để báo với bên khách hàng. Sau khi thiết kế xong sẽ đưa cho khách hàng xem nếu khách hàng không vừa lòng thì bộ phận thiết kế sẽ thiết kế lại. Nếu thỏa thuận việc khai thác địa điểm du lịch theo yêu cầu của khách hàng không thành công thì bộ phận thiết kế tour sẽ từ chối tour du lịch khách hàng yêu cầu.

Mô hình hoạt động

Tác nhân Chức năng

Khách hàng Đưa ra yêu cầu

Chấp nhận tour thiết kế theo yêu cầu Bộ phận tiếp

nhận tour

Trực tiếp tiếp nhận yêu cầu của khách hàng

Chuyển yêu cầu của khách hàng đến bộ phận thiết kế

Nhận bản thiết kế từ bộ phận thiết kế để chuyển cho khách hàng

Nhân viên phòng thiết kế tour

Nhận yêu cầu thiết kế của khách hàng từ bộ phận tiếp nhận tour

Trực tiếp thiết kế tour

Yêu cầu bộ phận tìm kiếm đối tác tìm kiếm đối tác để thỏa yêu cầu của khách hàng

Trưởng nhóm Duyệt bản thiết kế

Bộ phận tìm kiếm đối tác

Nhận yêu cầu tìm kiếm đối tác từ bộ phận thiết kế tour Trực tiếp tìm kiếm đối tác.

IV. KHẢO SÁT THỰC TẾ

4.1 Tính cạnh tranh của tour:

Trong nền kinh tế thị trường, nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là khả năng cạnh tranh của sản phẩm hay dịch vụ. Để đánh giá tính cạnh tranh của tour, người đánh giá phải đi tìm hiểu các vấn đề sau để đánh giá:

4.1.1. Khái niệm về cạnh tranh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể như sau:

- Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác. - Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ.

- Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá,…) hoặc cạnh tranh phi giá cả (quảng cáo,…) Hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế.

Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (1980). Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành.

4.1.2. Các quan điểm về cạnh tranh:

dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển. Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại, …) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.

Sự khác biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh là một bên có mục đích bằng mọi cách tiêu diệt đối thủ để tạo vị thế độc quyền cho mình, một bên là dùng cách phục vụ khách hàng tốt nhất để khách hàng lựa chọ mình chứ không lựa chọn đối thủ của mình.

4.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh:

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc gia và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất: Phương pháp thứ nhất do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh tranh toàn cầu; Phương pháp thứ hai do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đề xuất trong cuốn niên giám cạnh tranh thế giới. Cả hai phương pháp này đều do một số Giáo sư đại học Harvard như Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng.

Quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có nhiều khác biệt

Năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy, năng lực canh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đấy là các yếu tố nội hàm của mỗi

doanh nghiệp, không chỉ được tính băng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… một cách riêng biệt mà đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị trường.

Có quan điểm cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Có quan điểm gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần

Một phần của tài liệu DuLichVaVanChuyen(final).docx (Trang 119)