Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp về định giá bất động sản

Một phần của tài liệu Đào tạo định giá Bất động sản.pdf (Trang 27 - 32)

1. Bảo hiểm nghề nghiệp

Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một qũy chung và từ qũy chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra.

Bảo hiểm là sự phân tán rủi ro, chia sẻ rủi ro là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít, là một biện pháp để lường trước và quản lý các rủi ro xảy ra ngoài ý muốn. Người được bảo hiểm đóng một khoản phí nhất định và được đền bù cho thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro. Mua bảo hiểm thực chất là mua sự an tâm, là đổi lấy cái sự không chắc chắn có khả năng xảy ra thiệt hại bằng sự chắc chắn thông qua việc bù đắp bằng tài chính.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là loại hình bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm, những thiệt hại mà họ có trách nhiệm phải bồi thường cho chủ đầu tư, phát sinh từ những sai sót hay bất cẩn mà họ có thể mắc phải trong quá trình thực hiện công việc, hoặc các thiệt hại về người hoặc về tài sản đối với các bên thứ ba mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường phát sinh từ những sai sót hay bất cẩn nêu trên cũng có thể được kết hợp bảo hiểm ở loại hình này nếu người được bảo hiểm yêu cầu thêm.

Thời hạn bảo hiểm: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp có thể được thực hiện theo năm, hoặc theo từng công việc cụ thể. Bảo hiểm theo năm có nghĩa là bảo hiểm mọi trách nhiệm nghề nghiệp của người được bảo hiểm trong năm bảo hiểm phát sinh từ bất kỳ công việc chuyên môn nào họ thực hiện. Bảo hiểm theo công việc cụ thể chỉ bảo hiểm trách nhiệm chuyên môn của người được bảo hiểm phát sinh từ một công việc cụ thể.

Số tiền bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Số tiền này được qui định tuỳ theo loại hình bảo hiểm, và tuỳ theo chính sách của từng công ty bảo hiểm. Thông thường, phí bảo hiểm được tính theo tỉ lệ phần trăm (%) trên doanh thu công việc, số tiền bảo hiểm hoặc là số tiền cố định tuỳ theo từng điều kiện cụ thể. Tỷ lệ phí phụ thuộc vào loại công việc chuyên môn của người được bảo hiểm, từng loại công việc cụ thể, giới hạn bồi thường và mức khấu trừ do khách hàng lựa chọn, số lượng nhân viên và cán bộ kỹ thuật thực hiện công việc....

Theo qui định tại Luật kinh doanh bảo hiểm (Số 24/2000/QH10) ngày 22/2/2000:

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam, và doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm.

Quyền bên mua bảo hiểm:

+ Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;

+ Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;

+ Ðơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Ðiều 19, khoản 1 Ðiều 20 của Luật kinh doanh bảo hiểm;

+ Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc

bồi thường cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

+ Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

hoặc theo quy định của pháp luật;

Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

+ Ðóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong

hợp đồng bảo hiểm;

+ Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm

theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;

+ Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm

trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;

+ Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo

thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

+ áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất.

+ Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

+ Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến

việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

+ Ðơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Ðiều 19, khoản 2 Ðiều 20, khoản 2 Ðiều 35 và khoản 3 Ðiều 50 của Luật kinh doanh bảo hiểm;

+ Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho

người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

+ Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất; + Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã

bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm

+ Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;

+ Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau

khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

+ Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người

được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

+ Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi

thường;

+ Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi

thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

2. Bảo hiểm nghề nghiệp định giá

Việc mua bảo hiểm nghiề nghiệp nhằm chia sẻ những rủi ro do hoạt động định giá gây ra. Mua bảo hiểm nghề nghiệp thuộc loại hình bảo hiểm dân sự. Theo qui định tại Nghị định Thẩm định giá (nghị định 101/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn:

+ Doanh nghiệp thẩm định giá mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá của doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Doanh nghiệp thẩm định giá được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam chưa cung cấp dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá. Doanh nghiệp thẩm định giá có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thẩm định giá là thành viên của tổ chức thẩm định giá quốc tế có thể mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Chi phí mua bảo hiểm được tính vào chi phí kinh doanh theo chi phí thực tế và phải có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

+ Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá thì phải lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp tính vào chi phí kinh doanh với mức trích hàng năm từ 0,5% đến 1% trên doanh thu dịch vụ thẩm định giá (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng) tùy theo khả năng tài chính của doanh nghiệp. Khi Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp có số dư cuối năm tài chính tương đương 10% doanh thu dịch vụ thẩm định giá trong năm tài chính thì không tiếp tục trích quỹ dự phòng nữa.

+ Doanh nghiệp thẩm định giá chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả thẩm định giá ghi trong chứng thư thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết. Trường hợp kết quả thẩm định giá không đúng, gây thiệt hại cho khách hàng hoặc người sử dụng kết quả thẩm định giá (Nhà nước, tổ chức, cá nhân) thì doanh nghiệp thẩm định giá phải bồi thường. Việc giải quyết bồi thường thiệt hại được thực hiện theo một trong các hình thức sau:

‚ Thoả thuận bồi thường.

‚ Giải quyết bằng trọng tài theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại hoặc phán quyết của toà án theo quy định của pháp luật. + Khi phải bồi thường thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp thẩm định giá gây ra thì

doanh nghiệp thẩm định giá được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã cam kết, hoặc sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để bồi thường thiệt hại. Trường hợp số tiền phải chi trả bồi thường lớn hơn số bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc lớn hơn quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp thì doanh nghiệp được trích từ quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để chi trả, nếu quỹ

dự phòng tài chính cũng không đủ thì phần thiếu sẽ được tính vào chi phí kinh doanh sau khi trừ đi số thu bồi thường của đơn vị, cá nhân (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Đào tạo định giá Bất động sản.pdf (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)