Rừng ngập mặn

Một phần của tài liệu Quy hoạch và lập kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh hạ long, quảng ninh đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh hạ long (Trang 48 - 50)

5. Tỏc động đến tài nguyờn và mụi trường biển

5.2.1. Rừng ngập mặn

Bằng chứng suy giảm

Các nghiên cứu về RNM ở Quảng Ninh đã cho thấy diện tích RNM tự nhiên bị suy giảm nhiều và nhanh từ 40.000 ha năm 1983 xuống còn 22.020 ha năm 2001 (bảng 37) với tỷ lệ giảm khoảng 75,62% (tốc độ giảm hàng năm là 3,98%). Việc mở rộng Cảng Cái Lân và xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở Hạ Long và Cẩm Phả cũng đòi hỏi phải phá nhiều chục ha RNM.

Bảng 37. Diện tích rừng ngập mặn ở Quảng Ninh

Năm Diện tích (ha) Tốc độ tăng (%) Tốc độ tăng/năm (%/năm) 1983 40000 1997 24000 -66,67 -4,76 2000 22450 -6,90 -2,30 2001 22969 2,26 2,26 2002 22020 -4,31 -4,31 Trung bình -75,62 -3,98

Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh 42 Nguyên nhân suy giảm:

Các nguyên nhân gây rủi ro cho hệ sinh thái RNM khu vực vịnh Hạ Long bao gồm:

• Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm nhanh diện tích rừng ngập mặn vùng ven biển Quảng Ninh là do quai đê lấn biển, do chặt phá rừng xây dựng các khu du lịch, khu đô thị mới, làm đầm nuôi trồng hải sản (chủ yếu là nuôi tôm), xây dựng các khu dân c− mới, canh tác nông nghiệp và nhiều hoạt động khác liên quan đến sinh kế của ng−ời dân. Các giai đoạn phát triển rừng ngập mặn ở Quảng Ninh nh− sau:

- 1983-1997: Nguyên nhân chính ở giai đoạn này là do quai đê lấn biển, xây dựng các khu công nghiệp, du lịch và một phần nhỏ chuyển sang nuôi tôm. Để khắc phục tình trạng suy giảm này, năm 1994 UBND tỉnh đã phê duyệt dự án tổng quan nông – lâm – công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1994- 2005, trong đó có các dự án nhỏ về bảo vệ rừng và trồng rừng ngập mặn.

- 1997-2000: Diện tích rừng ngập mặn vẫn tiếp tục giảm, nh−ng tốc độ giảm chậm hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động nuôi tôm tại các huyện Yên H−ng, Tiên Yên, Hoành Bồ.

- 2000 – 2001: diện tích rừng ngập mặn tăng lên, nh−ng rất ít (khoảng 300 ha).

- 2002: Diện tích rừng ngập mặn chỉ còn 22.020 ha và tại thời điểm này toàn bộ diện tích rừng ngập mặn b−ớc đầu đã đ−ợc quy hoạch để thống nhất quản lý sử dụng bao gồm: rừng đặc dụng 57 ha, rừng phòng hộ 15.376 ha và rừng kinh tế là 6.587 ha. Mục đích chính của việc bảo vệ rừng ngập mặn tỉnh Quảng Ninh là: chắn gió, chắn sóng, giữ đất và bảo vệ đê; bảo vệ môi tr−ờng sinh thái cho các loài hải sản ven biển và bảo tồn thiên nhiên.

• Các yếu tố khác làm suy giảm RNM nh− ô nhiễm (đặc biệt là từ các vụ tràn dầu), hoá chất, thuốc trừ sâu từ các nguồn nông nghiệp, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng, rác thải bị rửa trôi xuống vịnh làm hệ thống rễ của các loài cây ngập mặn giảm khả năng tiếp xúc với không khí, làm cho cây có thể chết hoặc chậm phát triển. Trầm tích từ các hệ thống sông đổ ra vịnh và sâu bọ phá hoại cũng là nguyên nhân đóng góp vào sự suy giảm RNM trong vùng vịnh.

Hậu quả

• RNM có vai trò rất lớn về khía cạnh sinh thái và môi tr−ờng. Việc suy giảm RNM trong vùng vịnh Hạ Long đồng nghĩa với việc mất các bãi −ơng, bãi đẻ

Nhiệm vụ “Quy hoạch và lập Kế hoạch QLTHVB vịnh Hạ Long - Quảng Ninh 43

và nơi c− trú của nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế nh− cá, tôm, cua, ngao, vạng; mất chức năng bảo vệ bờ biển khỏi bị xói lở d−ới tác động của sóng và dòng chảy và mất nguồn các-bon dự trữ; đe doạ tính mạng và tài sản của c−

dân sống quanh vịnh, nhất là trong tr−ờng hợp lụt, bão. Việc mất RNM còn gây tác động đến các loài sống trong hệ sinh thái khác nh− rạn san hô, thảm cỏ biển (nhiều loài th−ờng di c− vào vùng RNM để đẻ trứng và sinh tr−ởng) gây suy giảm sản l−ợng các loài. Điều này tác động đến nền kinh tế nói chung và đến thu nhập của ng− dân địa ph−ơng sống bằng nghề đánh bắt thuỷ sản trong vịnh nói riêng.

• Ngoài ra, RNM còn đóng vai trò nh− một hệ thống lọc sinh học đối với các chất ô nhiễm và bẫy phù sa. Các loại n−ớc thải chứa chất hữu cơ, kim loại nặng, dầu mỡ và trầm tích khi chảy qua vùng RNM sẽ bị bẫy lại và lắng đọng trong lớp trầm tích bề mặt. Khi triều xuống, lớp trầm tích này bị phơi ra nên các chất ô nhiễm sẽ bay hơi, ô-xy hoá và bị phân huỷ. Những chất ô nhiễm còn lại ở dạng huyền phù lơ lửng trong n−ớc cũng đ−ợc lớp thực vật hấp thụ. −ớc tính, chất ô nhiễm có thể giảm đi 60 - 80% khi qua vùng RNM. Vì vậy, việc mất RNM cũng làm mất chức năng lọc sinh học đối với các chất gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Quy hoạch và lập kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh hạ long, quảng ninh đánh giá môi trường tổng thể vùng bờ vịnh hạ long (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)