Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của BIDV 1 Những điểm mạnh trong cạnh tranh cho vay của BID

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của ngân hàng (Trang 36 - 38)

3 Ngoại hình, trang phục của nhân viên

2.3Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của BIDV 1 Những điểm mạnh trong cạnh tranh cho vay của BID

2.3.1 Những điểm mạnh trong cạnh tranh cho vay của BIDV

Lịch sử hình thành và phát triển lâu dài: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với 53 năm hình thành và phát triển, trải qua các thời kỳ thăng trầm của nền kinh tế và những giai đoạn khó khăn trong hoạt động kinh doanh đã giúp BIDV tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đồng thời với bề dày truyền thống đã đem lại một lượng thông tin khách hàng tốt hơn và chiếm được nhiều uy tín hơn so với các NH khác.

Mạng lưới hoạt động và khách hàng lớn: BIDV có mạng lưới chi nhánh rộng, phủ khắp các trung tâm kinh tế xã hội trên toàn quốc với 108 chi nhánh, trên 400 phòng giao dich/ quỹ tiết kiệm tính đến cuối năm 2009. BIDV thực sự là NH có mạng lưới chi nhánh mạnh so với các NH khác, đứng thứ 3 trong các NHTM Việt Nam sau Agribank (153 chi nhánh) và Vietinbank(141 chi nhánh).

Với mạng lưới và quy mô đối tượng khách hàng lớn, cùng với hệ thống công nghệ thông tin được hiện đại hóa tại tất cả các chi nhánh, là nền tảng cơ sở để cung

cấp sản phẩm hiện đại theo thông lệ quốc tế, tạo điều kiện để phát triển các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh và thu hút được nhiều khách hàng hơn, mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh, giảm thiểu được rủi ro trên những thị trường cạnh tranh khốc liệt. Ngoài ra, mạng lưới hoạt động lớn không những làm tăng vị thế của BIDV đối với các NHTM trong nước mà còn là một lợi thế khi cạnh tranh với các NH nước ngoài.

Đồng thời với hàng ngàn cán bộ công nhân viên, trong đó trên 81,2 % có trình độ đại học và trên đại học, BIDV đang có một nền tảng tốt cho việc đào tạo, lựa chọn và phát triển một lực lượng lao động đông về số lượng, tinh về chất lượng để phát huy thế mạnh nâng cao hình ảnh của BIDV trong quá trình cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

BIDV là ngân hàng có uy tín nổi bật trong lĩnh vực đầu tư dự án, cho vay các dự án trọng điểm quốc gia, cho vay xây dựng cơ bản và cho vay trung dài hạn. BIDV có lợi thế lớn là có kinh nghiệm về khả năng thu xếp vốn cho các dự án lớn và kinh nghiệm duyệt vay các dự án có mức độ phức tạp; có uy tín và có sẵn đội ngũ khách hàng trong lĩnh vực này.

Ngân hàng đang chiếm lĩnh một thị phần cho vay tương đối lớn trong toàn ngành ngân hàng và có sự ảnh hưởng lớn đối với hoạt động này. Theo kết quả nghiên cứu của WB thị phần của NHTMNN đã sụt giảm từ năm 2003 đến nay nhưng vẫn thường xuyên duy trì ở mức 65%, trong đó của BIDV giao động ở mức 14-16% tổng thị phần cho vay ra nền kinh tế của các NH. Do đó, các quyết định công cụ chính sách cạnh tranh của BIDV trong hoạt động cho vay sẽ ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động chung của toàn thị trường như việc điều chỉnh lãi suất và phí cho vay, mở rộng các sản phẩm cho vay, ....

Thương hiệu BIDV có uy tín trên thị trường và được các khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Có hệ thống quy trình, chính sách cho vay bài bản hơn các NHTMNN khác và NHTMCP. Quy trình cho vay của BIDV được thực hiện từ năm 2003 tới nay đã thể hiện sự chuyên nghiệp hóa trong hoạt động cho vay của BIDV. Mặt khác, hệ thống đánh giá, định hạng khách hàng hiện tại đã phần nào giúp BIDV phân loại khách hàng vay vốn để có chính sách cho vay phù hợp.

Báo cáo tài chính đã được minh bạch hóa: Báo cáo tài chínhdo được các đơn vị kiểm toán hàng đầu thế giới kiểm toán, đồng thời được thực hiện theo cả 2 tiêu

chuẩn IFRS và VAS từ nhiều năm nên sự minh bạch trong báo cáo ngày càng cao, giúp cho việc theo dõi và quản trị cho vay, nợ xấu và quản lý rủi ro.

BIDV có hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại. Vừa qua BIDV đã ký thỏa thuận sở hữu vĩnh viễm toàn bộ 6.000 giấy phép Office Standard 2007 và bất cứ phiên bản mới nào mà Microsoft đưa ra thị trường trong ba năm tới. Đồng thời, BIDV không ngừng nâng cao áp dụng các phần mềm công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến như SIBS, hệ thống SWIFT, mô hình TA2, chương trình GateWay (như Convert điện ngày trước, báo cáo trượt cổng...) vào quản lý điều hành để không ngừng hiện đại hóa ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của ngân hàng (Trang 36 - 38)