0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Cơ cấu cho vay theo ngành nghề

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG (Trang 25 -26 )

1 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của ngân hàng Đầu tư và Phát triển

2.2.2.4 Cơ cấu cho vay theo ngành nghề

Mỗi ngành, lĩnh vực đều được định hướng quy mô cho vay ở mức phù hợp căn cứ đánh giá rủi ro và khả năng sinh lời của từng ngành. Trong 5 năm qua, BIDV định hướng phát triển mạnh các ngành kinh tế có thế mạnh, có tiềm năng được ưu tiên đầu tư như như ngân hàng- tài chính- bảo hiểm, hóa chất, bưu chính- viễn thông- hàng không, năng lượng, tài nguyên khoáng sản, công nghiệp (sản xuất xi măng, công nghiệp đóng tàu...), đồng thời giảm dư nợ các ngành có rủi ro cao như ngành xây dựng, giao thông, cơ sở hạ tầng đặc biệt là thi công xây lắp.

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2006-2009)

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề của BIDV giai đoạn 2006- 2009

Cho vay xây dựng tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ song đã giảm mạnh trong những năm qua, thể hiện từ năm 2005 chiếm 36,5%, đến 2009 còn 15,3%, đồng thời dư nợ thương mại và dịch vụ tăng tương ứng từ 15,8% lên 42,7%.

Bên canh đó, BIDV đã kiên quyết kiểm soát chỉ cho vay các doạnh nghiệp đủ năng lực, thi công công trình có trọng điểm, có nguồn vốn thanh toán chắc chắn đối với lĩnh vực cho vay thi công xây lắp. Do đó tỷ trọng cho vay xây lắp đã giảm từ 25,4% năm 2005 xuống còn 14,1% tổng dư nợ trong năm 2009.

Dư nợ cao nhất hiện nay theo từng ngành cụ thể là ngành điện, chiếm khoảng 7,24% tổng dư nợ, tiếp đến là ngành xi măng chiếm 6,44% tổng dư nợ và ngành bất động sản khoảng 5,59% tổng dư nợ. Như vậy, việc đa dạng hóa danh mục cho vay trong nhiều lĩnh vực như trên đã góp phần làm giảm thiểu rủi ro và tăng tổng tài sản cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG (Trang 25 -26 )

×