Hiệu quả cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của ngân hàng (Trang 30 - 33)

1 Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của ngân hàng Đầu tư và Phát triển

2.2.3.2 Hiệu quả cho vay

Mức sinh lời được thể hiện qua các chỉ số ROE- tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu và ROA – tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản. Do hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM nói chung và BIDV nói riêng nên chỉ số sinh lời ROE, ROA cũng cho ta biết được hiệu quả của hoạt động cho vay của các NH. Một NH có chỉ số ROE và ROA không những đạt tiêu chuẩn mà còn phải cao hơn các đối thủ mới có thể tạo ra sự tin tưởng nơi khách hàng, từ đó mà quyết định năng lực cạnh tranh là cao hay thấp.

Với nỗ lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập WTO, các chỉ số này của hệ thống NHTM nói chung và BIDV nói riêng không ngừng tăng lên. Năm 2007 chỉ số ROA và ROE của BIDV tăng 0,6% và 10,23% so với năm 2006 . So với toàn hệ thống NHTM ( ROA là 1,51% và ROE là 16,42%) thì chỉ số ROA của BIDV thấp hơn nhưng ROE lại cao hơn rất nhiều so với mức 16,42% của hệ thống. Bước sang năm 2008 có giảm nhẹ so với năm trước do khó khăn từ môi trường kinh doanh, mặt bằng lãi suất tăng cao và những biến động bất thường trong năm, nhưng với nỗ lực nâng cao hiệu quả kinh doanh, năm 2009 đã chứng kiến sự tăng trưởng trở lại của ROA với con số ấn tượng 1,28% ( cao hơn tiêu chuẩn 1%) cao hơn so với mức trung bình của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là 0,94%.

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2005-2009)

Biểu đồ 2.6 : Hệ số ROA, ROE của BIDV giai đoạn 2005-2009

Năm 2009, ROA và ROE trung bình của khối NHTMNN đạt 1,32% và 18%. Trong đó, VCB đạt tăng trưởng lớn nhất trong khối với ROE là 25,99%, ROA là 1,73%, BIDV chỉ tương đương với Vietinbank và cao hơn Agribank. So với các NHTMCP, NH liên doanh và các NH nước ngoài chỉ số ROA trên 2% và ROE khoảng 30% thì hiệu quả hoạt động của BIDV còn thấp. Chỉ có VCB vượt trội hơn hẳn, tương đương với các NH hàng đầu như ACB, Sacombnk (STB). Các NHTM cổ phần này hoạt động khá hiệu quả, có tới 10/12 ngân hàng đạt mức tăng lợi nhuận bình quân trên 50%/năm; Chiếm vị trí đầu là ACB, Sacombank, Eximbak và SCB. ROA của ACB là 2,1% cao gần gấp 2 lần so với BIDV, hệ số ROE còn lớn hơn rất nhiều, là 31,8% so với BIDV là 25,36%. Các gương mặt tiếp tục nổi lên là EAB, Techcombank, Habubank, Vpbank cũng đang đe dọa vị thế cạnh tranh của BIDV trên thị trường.

Bảng 2.6: Chỉ số ROA, ROE của một số ngân hàng Đơn vị tính: % Chỉ tiêu BIDV Agribank VCB 2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009 ROE 25,01% 19,38% 19,38% 10,67% 11,36% 12,90% 17,65% 20,13% 25,99% ROA 0,89% 0,80% 1,28% 0,60% 0,73% 0,87% 1,22% 1,22% 1,73% Chỉ tiêu Vietinbank ACB STB 2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009 ROE 15,70% 18,83% 19,25% 53,80% 36,70% 31,80% 25,05% 12,49% 25,12% ROA 0,76% 1,27% 1,31% 2,70% 2,60% 2,10% 2,87% 1,47% 1,79% Chỉ tiêu EIB Techcombank SHB 2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009 ROE 7,36% 7,43% 8,54% 14,28% 20,89% 14,83% 5,82% 8,95% 13,58% ROA 1,37% 1,74% 2,00% 1,29% 1,98% 1,61% 1,03% 1,35% 1,02% (Nguồn: Stox.vn)

Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu và chi phí cho DPRR tín dụng cũng là một nguyên nhân quan trọng đưa đến tính kém hiệu quả trong các hoạt động tín dụng của các NHTMNN nói chung và BIDV nói riêng so với các ngân hàng cổ phần. Vào thời điểm cuối năm 2009, tính toán theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS), thì nợ xấu của các NHTMNN chiếm khoảng 1-4% tổng dư nợ, trong khi đó, con số của 10 ngân hàng cổ phần hàng đầu là dưới 2%. Nợ xấu của các NHTM chủ yếu là do nhóm nhóm khách hàng “chiến lược” của các NH này: đó là các DNNN. Theo các số liệu thống kê của NHNN, trong giai đoạn 2005 – 2009 cho vay các DNNN chiếm tới 30-40% tổng dư nợ của các NHTMNN. Trong mối quan hệ tín dụng với các DN này , những ưu tiên cho các khoản tín dụng trung- dài hạn về số lượng, về thời hạn, điều kiện đảm bảo và phương thức thanh toán trả vốn gốc lại chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn khác cho các NHTMNN. Chẳng hạn, xét việc cho vay tín chấp các DNNN một khi xảy ra vấn đề nợ cấu, thì các khoản trích lập DPRR sẽ cao hơn nhiều so với trường hợp các khoản cho vay đã được đảm bảo 100%.

2.2.3.3 Chỉ tiêu về sự hài lòng của khách hàng

Hình ảnh của NH phụ thuộc rất nhiều vào những hoạt động của nhân viên người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Qua điều tra cho thấy, khách hàng đánh giá về chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên như sau :

Bảng 2.7: Đánh giá của khách hàng về đội ngũ nhân viên

Đơn vị tính: %

Tiêu chí Kém Bình thường Tốt Rất tốt

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 13,89 42,89 39,03 4,19 Khả năng tạo dựng lòng tin và sự an tâm 13,80 58,37 21,78 6,05

Nhanh nhẹn, năng động 12,35 41,39 33,42 12,84

Nhiệt tình, niềm nở, lịch thiệp trong giao tiếp 16,76 39,53 35,50 8,21 Quan tâm đến nhu cầu cá biệt của khách hàng 14,57 47,60 30,20 7,63 Ngoại hình, trang phục của nhân viên 34,73 27,19 31,88 6,20

(Tỷ trọng được tính trên 646 phiếu điều tra)

160 60 40 20 4 0 2

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Khả năng tạo dựng lòng tin và sự an tâm Nhanh nhẹn, năng động

Nhiệt tình, niềm nở, lịch thiệp trong giao tiếp Quan tâm đến nhu cầu cá biệt của khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay của ngân hàng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w