1. Đối với đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước tính sảnlượng tương đương lượng tương đương
Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện nay, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo 2 khoản mục cụ thể: chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí chế biến (gồm chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Điều đáng lưu ý là giá trị nguyên vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang được xác định như sau:
Nghĩa là, chi phí nguyên vật liệu chính tính cho một sản phẩm dở dang và một sản phẩm hoàn thành là như nhau (do số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ không qui đổi). Rõ ràng, nếu nguyên vật liệu chính được xuất dùng gần như 100% ở ngay giai đoạn đầu của quá trình sản xuất (sử dụng toàn bộ một lần) hoặc qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, chỉ có một mức sản phẩm dở dang và chỉ có một công đoạn sản xuất thì cách tính trên là chính xác và hợp lý. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: đối với qui trình công nghệ phức tạp nhiều giai đoạn công nghệ, nhiều mức sản phẩm dở dang, chi phí nguyên vật liệu chính phải bỏ ra nhiều lần thì cách đánh giá này có còn phù hợp không? Như vậy, trong trường hợp này, chi phí nguyên vật liệu chính tính cho một sản phẩm dở dang (của từng giai đoạn công nghệ) và một sản phẩm hoàn thành là hoàn toàn khác nhau. Nghĩa là phải qui đổi sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành để đảm bảo tính so sánh được giữa sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang về chi phí nguyên vật liệu chính trong cách đánh giá trên:
Giá trị NVL chính nằm trong SP dở dang Số lượng SP dở dang cuối kỳ Số lượng
thành phẩm Sdở dang cuối kỳốlượng SP (không qui đổi)
Toàn bộ giá trị NVL chính xuất dùng = + x
2. Đối với phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang nói chung
Theo một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang hiện nay, cách xác định tổng quát:
Trong đó: Tổng chi phí sản xuất gồm chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Nghĩa là trong chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bao giờ cũng gồm chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ. Tuy nhiên, nếu hoạt động sản xuất có những biến động lớn làm cho chi phí dở dang đầu kỳ lớn (do số lượng sản phẩm dở dang nhiều), số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít, khi đó chi phí dở dang cuối kỳ lại có chủ yếu chi phí dở dang đầu kỳ, điều này không phản ánh trung thực theo thực tế phát sinh. Do vậy, cần có cách tính hợp lý để có kết quả chính xác về giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kinh doanh.