1. Phương pháp tính giá thành theo công việc (Job order counting ).
Phương pháp tính giá thành theo công việc áp dụng phù hợp cho những doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc theo đơn đặt hàng hoặc sản xuất theo lô, theo đợt riêng biệt và bản thân chúng có sự khác nhau về loại nguyên vật liệu sản xuất, kỹ thuật chế tạo sản phẩm. Phương pháp tính giá thành theo công việc phù hợp cho các doanh nghiệp đóng tàu, xây dựng, sản xuất máy móc thiết bị,...
Để thực hiện việc tính giá thành theo công việc thì tổ chức chi phí sản xuất phát sinh theo 3 khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình chế tạo sản phẩm), chi phí nhân công trực tiếp (chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp thực hiện quá trình chế tạo sản phẩm), chi phí sản xuất chung (chi phí phục vụ và quản lý
Tổng giá thành sản
phẩm hoàn thành = Giá phí NVL dùng trực tiếp + Giá phí lao động trực tiếp + Giá phí sản xuất chung
Giá phí NVL trực tiếp Sản phẩm chế tạo Thành phẩm tồn kho
Giá phí NC trực tiếp
Giá phí SX chung
Giá phí chung cho kỳ
Giá vốn Giá thành
hàng bán Giá thành sản xuất
hoạt động sản xuất). Tuy nhiên, việc tổ chức theo dõi chi phí sản xuất chung được thực hiện qua các trung tâm chi phí: đó là trung tâm sản xuất và trung tâm phục vụ (trung tâm sản xuất theo dõi việc sản xuất sản phẩm hoặc một bộ phận của sản phẩm, trong khi trung tâm phục vụ được tổ chức ra để phục vụ cho trung tâm sản xuất và nhu cầu chung toàn doanh nghiệp).
Cách phân bổ chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng trung tâm sản xuất và phục vụ, sau đó phân bổ chi phí của trung tâm phục vụ cho các đối tượng sử dụng và trung tâm sản xuất, cuối cùng phân bổ chi phí của trung tâm sản xuất cho sản phẩm do trung tâm sản xuất ra. Thông thường, chi phí sản xuất chung được phân bổ mỗi niên độ theo tỷ lệ kế hoạch và sẽ tiến hành điều chỉnh thực tế vào cuối niên độ kế toán.
2. Phương pháp xác định giá thành theo quá trình sản xuất (processcosting) costing)
Đối với những doanh nghiệp mà quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện qua nhiều giai đoạn chế biến hoặc lắp ráp và quá trình chỉ sản xuất ra một hoặc một số nhất định sản phẩm đồng nhất hoặc sản xuất hàng loạt thì sử dụng phương pháp xác định giá thành theo quá trình sản xuất.
Để hạch toán giá thành sản phẩm hoàn chỉnh thì kế toán phải tổ chức theo dõi chi phí sản xuất theo từng phân xưởng sản xuất cụ thể cũng theo 3 khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Tiếp đó tiến hành kết chuyển chi phí của bán thành phẩm hoặc của công việc của phân xưởng trước (đã được xác định theo 3 khoản mục) vào phân xưởng tiếp theo cho đến phân xưởng cuối cùng để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Để xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương nhằm xác định trị giá bán thành phẩm chuyển sang phân xưởng tiếp theo, người ta sử dụng một trong 2 phương pháp: phương pháp trung bình cộng (cơ bản tương tự phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương của Việt Nam, chỉ khác là cả nguyên vật liệu trực tiếp cũng phải tính sản phẩm tương đương) và phương pháp FIFO
(sản phẩm hoàn thành tương đương được tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ, sản phẩm bắt đầu chế tạo trong kỳ và hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ).
Như vậy, phương pháp này chính là phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm trong kế toán Việt Nam.
3. Phương pháp ABC (Activity based costing)
Đặc điểm của phương pháp này là thực hiện việc phân bổ chi phí sản xuất chung gắn liền với mức độ hoạt động của đối tượng được phân bổ. Nghĩa là dựa vào những nguyên nhân gây ra chi phí như số giờ máy chạy, đơn vị nhiên liệu tiêu hao, số lượng nhân công trực tiếp,... để tiến hành phân bổ những khoản mục chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.
CHƯƠNG IV
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ