PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp (Trang 34 - 36)

NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1. Phương pháp tính giá thành của Liên Xô (cũ)

Phương pháp tính giá thành ở Liên Xô (cũ) được thể hiện gần như trọn vẹn qua chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 1141/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính. Phương pháp này được xây dựng trong điều kiện thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp và kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân.

2. Phương pháp tính giá thành của Cộng Hoà Pháp

Theo kế toán Pháp, giá thành sản phẩm bao gồm tất cả các khoản chi phí thuộc về tất cả các đầu vào nhằm mục đích tạo ra những đầu ra tương ứng. Giá thành bao gồm cả giá thành của hàng hoá trong những đơn vị kinh doanh thương nghiệp và giá thành sản phẩm trong đơn vị sản xuất.

Các nội dung cơ bản trong phương pháp hạch toán giá thành của kế toán Pháp bao gồm các vấn đề về chi phí, giá phí và giá thành, các trung tâm phân tích. Điểm nổi bật trong kế toán Pháp là nội dung giá phí, giá thành và các trung tâm phân tích.

Khái niệm giá phí được sử dụng để xác định những hao phí vật chất mà doanh nghiệp phải đầu tư để thực hiện quá trình tái sản xuất. Giá phí gồm 3 loại: - Giá phí nguyên vật liệu: Giá trị nguyên vật liệu mua vào ghi trên hoá đơn của nhà cung cấp và các khoản chi phí mua phát sinh.

- Giá phí sản xuất: Gồm giá phí nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất và các chi phí khác dùng cho sản xuất như nhân công, nhiên liệu, khấu hao,...

- Giá phí phân phối: Gồm các khoản chi phí phục vụ tiêu thụ sản phẩm như chi phí quảng cáo, bao bì, chuyên chở,...

Khi đó, giá thành sản phẩm được xác định bao gồm cả chi phí sản xuất và chi phí phân phối.

Cơ sở để hình thành các trung tâm phân tích là cách phân loại chi phí theo chức năng. Tổng hợp các chi phí này gọi là giá phí trung tâm. Tương ứng mỗi trung tâm phân tích là một chức năng chi phí. Mỗi trung tâm tách ra làm nhiều khu vực gọi là phân đội đồng nhất. Các trung tâm phân tích được chia thành trung tâm chính và trung tâm phụ:

- Trung tâm chính gồm các trung tâm hoạt động chuyên nghiệp như: trung tâm tiếp liệu, trung tâm chế tạo, trung tâm thương mại.

- Trung tâm phụ gồm các trung tâm hoạt động nhằm cung cấp lao vụ cho trung tâm chính: trung tâm hành chính quản trị, trung tâm quản lý nhân viên, trung tâm quản lý công cụ, trung tâm tài chính.

Phương pháp tính giá thành: Trước hết, chi phí trực tiếp (là các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng) được đưa thẳng vào các loại giá phí hoặc đưa một phần vào giá thành. Sau đó, chi phí gián tiếp (là các chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất) được phân chia cho các trung tâm chính và phụ theo hai đợt:

- Đợt 1: Phân chia các chi phí gián tiếp cho tất cả trung tâm chính và phụ. - Đợt 2: Chi phí từ các trung tâm phụ được phân chia vào các trung tâm chính.

Cuối cùng, tiến hành phân chia chi phí của các trung tâm chính vào các loại giá phí. Khi đó giá thành được xác định:

Giá thành sản phẩm = Giá phí sản xuất + Giá phí phân phối

3. Phương pháp tính giá thành của Mỹ

Giá thành trong kế toán Mỹ là một chỉ tiêu đo lường các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra dể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khái niệm này được tiếp cận thông qua chi phí (tương ứng với giá phí). Với sự phân chia thành 2 loại chi phí (chi phí biến đổi và chi phí cố định) thì tổng giá thành bằng tổng chi phí và bằng tổng 2 loại chi phí trên.

Giá thành được phân chia thành giá thành sản phẩm (giá thành sản xuất) và giá thành chung cho kỳ (gồm chi phí chung và chi phí bán hàng).

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì:

Qui trình hạch toán tổng quát giá thành của kế toán Mỹ:

Một phần của tài liệu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp (Trang 34 - 36)