KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT PHỤ

Một phần của tài liệu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp (Trang 31 - 34)

SẢN XUẤT PHỤ

1. Đặc điểm hoạt động sản xuất phụ

Hoạt động sản xuất phụ là loại hoạt động doanh nghiệp tổ chức ra để phục vụ cho hoạt động chính cũng như các hoạt động khác trong nội bộ doanh nghiệp, ngoài ra còn bao gồm cả hoạt động tận dụng năng lực cũng như phế liệu, phế phẩm để làm ra sản phẩm hàng hoá nhằm tăng thêm thu nhập.

Sản phẩm phụ có thể bao gồm nhiều loại như cung cấp điện, nước, sửa chữa, vận chuyển, sản xuất khuôn mẫu... Từng loại hoạt động có thể được thực hiện ở từng phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất độc lập, vì vậy cần tổ chức theo dõi chi tiết theo từng loại hoạt động.

Sản phẩm, lao vụ do sản xuất phụ sản xuất ra được cung cấp cho nhiều đối tượng trong đó có cả cung cấp lẫn nhau giữa các loại sản xuất phụ. Để đơn giản cho hạch toán giá thành thì việc đánh giá sản phẩm, lao vụ do sản xuất phụ cung cấp có thể qui định như sau:

- Sản phẩm, lao vụ do sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau thì được tính giá thành theo giá thành kế hoạch hoặc giá định mức trước khi điều chỉnh.

- Sản phẩm, lao vụ do sản xuất phụ cung cấp cho các đối tượng khác không phải là sản xuất phụ thì phải tính theo giá thành thực tế:

2. Các phương pháp tính giá thành

Đối với sản xuất phụ không có sự cung cấp lẫn nhau

Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm, lao vụ của sản xuất phụ CPSX dở dang ĐK CPSX phát sinh trong kỳ CPSX dở dang CK Trị giá sản phẩm, lao vụ do sản xuất phụ khác cung cấp Khối lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành trong kỳ

Khối lượng sản phẩm, lao vụ cung cấp cho sản xuất phụ khác (kể cả tự dùng)

=

+ - +

-

Do khâu cung cấp chỉ đơn thuần phục vụ các bộ phận không phải là sản xuất phụ nên việc tính giá thành khá đơn giản, phương pháp được sử dụng là phương pháp trực tiếp thể hiện qua sơ đồ sau:

Đối với sản xuất phụ có quan hệ cung cấp sản phẩm, lao vụ cho nhau - Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu: Theo phương pháp này, giá thành được xác định qua 3 bước:

Bước 1: Xác định giá thành đơn vị ban đầu của từng bộ phận sản xuất phụ:

Bước 2: Xác định giá trị phục vụ bộ phận sản xuất phụ khác:

Bước 3: Xác định giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ hoàn thành phục vụ các bộ phận không phải là sản xuất phụ (Theo công thức (*)).

Khi đó, mức phân bổ thực tế cho từng đối tượng sử dụng được xác định:

Nếu bộ phận sản xuất phụ sử dụng giá thành kế hoạch: Phương pháp tính tương tự như trên, chỉ khác thay giá thành đơn vị ban đầu bằng giá thành kế

621,622,627-sx phụ 154-sx phụ 627-pxsx chính

641,642

Kết chuyển CPSX

cho tính giá thành Phân bổcho PXSXC

Phân bổ cho hoạt động bán hàng, QLDN

Giá thành đơn

vị ban đầu = Tổng chi phí của bộ phậnSản lượng sản xuất

Giá trị phục vụ bộ phận sản xuất phụ khác Sản lượng phục vụ Giá thành đơn vị ban đầu = x Mức phân bổ cho từng đối tượng

Khối lượng SP, lao vụ do sản xuất phụ cung cấp cho từng đối tượng

Giá thành thực tế đơn vị SP, lao vụ sản xuất phụ

hoạch để tính giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ, sau đó xác định giá trị phục vụ các đối tượng khác theo giá thành thực tế.

- Phương pháp đại số: Đây là phương pháp sử dụng các phương trình đại số để tính giá thành. Phương trình được xây dựng dựa trên các tham số: số lượng sản phẩm, lao vụ phục vụ các bộ phận, tổng chi phí của bộ phận sản xuất phụ,..., với ẩn số thường là giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ hoàn thành của bộ phận sản xuất phụ. - Sơ đồ hạch toán: 154 (SXP1) 627 (SXP2) 621,622 (SXP2) 154 (SXP2) 641,642,627 (SXC) 621,622 (SXP1) 627 (SXP1) Tổng hợp Tổng hợp CPSX của SXP 1 627 (SXP1) CPSX của SXP 1

Phân bổ cho các đối tượng sử dụng

Trị giá SP, lao vụ do SXP1 cung

cấp cho SXP2 CPSX của SXP2 Phân bổ cho các đối tượng

CHƯƠNG III

THAM KHẢO MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH TRÊN THẾ GIỚI GIÁ THÀNH TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w