3.3.2.1. Tồn tại
Mặc dù Công ty được thành lập cũng khá lâu, nhưng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thời kỳ đầu của Công ty là phục vụ quốc phòng, an ninh, hơn nữa ngành Da - Giầy mới hình thành và phát triển trong một thập kỷ nên sản phẩm Giầy dép của Việt Nam mới bắt đầu có vị trí trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, do khả năng đáp ứng sản xuất của Công ty kém nên việc sản xuất chủ yếu dựa vào những đối tác nước ngoài cung cấp đơn đặt hàng, phải qua nhiều tầng lớp trung gian để đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ cuối cùng cho nên đem lại cho Công ty hiệu quả kinh tế thấp.
Vốn ít làm hạn chế việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, hạn chế phát triển mặt hàng, tăng cường sản xuất cho thị trường nội địa.
Do đội ngũ kỹ thuật thiết kế và triển khai mẫu còn hạn chế nên dù đã có những cố gắng đầu tư kỹ thuật song phần lớn phải dưạ vào đối tác nước ngoài về công nghệ kỹ thuật thiết kế mẫu.
Do bộ máy quản lý sản xuất ở Công ty còn yếu kém, còn tồn tại một số khó khăn, trong công tác quản lý chưa có tháo gỡ kịp thời nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa đạt yêu cầu như mong muốn của Công ty.
Do vốn ít nên công ty chưa chủ động được nguồn nguyên vật liệu, dẫn đến Công ty phải phụ thuộc vào đối tác gia công cung cấp nguyên liệu. Chính vì lý do này mà hiệu quả kinh tế của Công ty vẫn còn thấp.
3.3.2.2. Nguyên nhân
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ Da - Giầy khác có điều kiện mạnh hơn nên họ có khả năng chấp nhận mức giá gia công thấp hơn. Mặt khác, họ cũng có đủ điều kiện để gia công cho các đối tượng lớn với số lượng cao hơn, kỹ thuật phức tạp hơn. Trong khi đó
Công ty chỉ gia công các đơn hàng nhỏ, giá gia công lại thấp vì thế lợi nhuận thu được là rất nhỏ.
Công ty Giầy Hà Nội có cải tiến bộ máy quản lý và sản xuất nhưng hiệu quả còn thấp. Sở dĩ có vấn đề này là khi tiến hành cải tiến hai lĩnh vực này không không đảm bảo mối quan hệ hữu cơ giữa tổ chức vận tải và tổ chức quản lý, chưa thấy rõ cải tiến tổ sản xuất là tiền đề cho việc cải tiến tổ chức quản lý và ngược lại cải tiến tổ chức quản lý tạo thuận lợi cho việc tiến hành tổ chức sản xuất có hiệu quả cao.
Vấn đề đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ công nhân viên trong Công ty tuy đã được coi trọng nhưng còn đạt hiệu quả thấp do kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên quá lớn mà nguồn kinh phí này của Công ty lại hạn hẹp, do vậy không thể có được kế hoạch tốt để đào tạo cũng như bổ sung kiến thức và nâng cao tay nghề cho người lao động.