Không nên làm như thế

Một phần của tài liệu Tài liệu hỏi đáp 500 hỏi đáp y học.doc (Trang 55)

"Cháu có người chị gái 21 tuổi, bị dính bẩm sinh ngón tay đeo nhẫn và ngón giữa của tay trái. Chị đã được một bệnh viện tư mổ tách ra cách đây 2 năm, nhưng vẫn còn bị dính khoảng 2 cm ở phần dưới ngón; và do thiếu da khi mổ nên từ đó tay chị bị cong lại rất xấu và khó hoạt động, làm việc mạnh thì đau. Xin cho chị cháu một lời khuyên".

Đáp: Không rõ "phần dưới" cháu nói là "dưới" (cuối ngón tay, đốt thứ 3), hay là "trên" (đốt thứ nhất, ngay khe ngón tay); vì theo quy định trong giải phẫu học, "cái gì ở cuối là dưới, cho dù ta có giơ ngược nó lên". Nhưng chắc chỗ vẫn dính này là ở phần trên, nghĩa gần khe ngón, giữa các đốt 1 của hai ngón tay.

Như vậy là trong cuộc mổ cách đây 2 năm, người chủ trì phẫu thuật đã:

- Không đánh giá trước được mức độ dính ở phần này (không chỉ dính da mà dính cả mỡ dưới da, thậm chí cả bắp thịt của ngón tay), tưởng là đơn giản nên đã nhận làm phẫu thuật này tại một cơ sở không chuyên khoa.

- Không biết đến kỹ thuật chuyển vạt da (xoay hai vạt da nhỏ bên cạnh đến để khâu phủ lên chỗ sẽ tách ra trên hai ngón tay), cũng không biết đến kỹ thuật vá da rời (lạng hai mảnh da mỏng ở đùi để "đắp" lên), nên khi gặp tình huống thiếu da đã phải rút lui.

- Sau đó, không giới thiệu tiếp chị cháu cho một cơ sở giỏi hơn họ về trình độ và trang bị, và điều này là quan trọng hàng đầu.

Tiếc rằng gia đình do thiếu hiểu biết nên đã để kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, sau một vài ca phẫu thuật sẽ được tiến hành đúng đắn, chính xác và theo dõi sát sao, sau khi được hướng dẫn tập luyện, chị cháu có thể khắc phục dần mọi rắc rối.

Gia đình cháu nên liên hệ ngay với Viện bỏng quốc gia, nơi giàu kinh nghiệm trong ghép da để được mổ sớm.

Một phần của tài liệu Tài liệu hỏi đáp 500 hỏi đáp y học.doc (Trang 55)