Tăng cường huy động vốn ngoại tệ, cùng với việc tăng

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam.doc (Trang 68 - 69)

cường nguồn lực vốn chủ sở hữu.

Với mức vốn chủ sở hữu dự kiến tăng năm 2008 của Việt Nam Eximbank lên mức 13.500 tỷ thì việc nỗ lực đạt con số 1 tỷ USD (khoảng 17.000 trỷ VND) vốn chủ sở hữu vào năm 2012 (mức độ trung bình của một ngân hàng trong khu vực) là một điều hoàn toàn nằm trong khả năng của ngân hàng này.

Thị trường Việt Nam được Financial Times đánh giá khá cao trong báo cáo năm 2007, theo họ thị trường Việt Nam và Ấn Độ đang cạnh tranh nhau để thay thế vị trí của Trung Quốc trong ngành công nghiệp hàng giá rẻ.

ngoại thương của Việt Nam cũng sẽ có những bước phát triển nhảy vọt, ngoài việc huy động vốn thị trường nội địa, Eximbank có thể tìm kiếm đối tác nước ngoài và các nhà đầu tư Việt Kiều tầm cỡ tại Nga và Mỹ là chính yếu. Việc Eximbank bán cổ phần cho Mitsui Finance – banking Corporation là một lựa chọn khôn ngoan của ngân hàng này, MFC là một trong những tập đoàn tài chính-ngân hàng hùng mạnh nhất của Nhật Bản thị trường lớn của Việt Nam cả trên hai phương diện xuất nhập khẩu. Việc MFC là một đối tác của Việt Nam Eximbank giúp cho Eximbank có ưu thế rõ rệt trong việc thu hút những khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá từ Nhật, đối tượng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam hiện nay, đồng thời cũng tăng tính an toàn và uy tín cho ngân hàng này. Theo báo cáo của Bộ Công – Thương năm 2007, tổng kim ngạch buôn bán 2 chiều của Việt Nam - Nhật Bản là 12,5 tỷ USD trong đó xuất khẩu là 6,5 tỷ USD và dự báo đạt 15 – 17 tỷ USD vào năm 2010 và ngày càng gia tăng cùng tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam và mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Nhật Bản. Tuy nhiên, để đảm bảo vị trí của minh, Eximbank cần nhiều đối tác hơn nữa tại các thị trường lớn, là các tập đoàn ngân hàng- tài chính lớn để khảng định vị trí của mình trên thị trường tài chính quốc tế, đồng thời có những động thái chuẩn bị tích cực để trợ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có khuynh hướng xuất khẩu sang thị trường Châu Phi, vừa chủ động giảm thiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế cho chính ngân hàng, vừa mang lại lợi nhuận lớn từ thị trường tiềm năng này của Việt Nam. Việc kiểm soát nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu là yếu tố cần thiết để tạo thế chủ động cho ngân hàng đồng thời làm giảm chi phí cũng như tăng khả năng thanh toán nhanh chóng, kịp thời.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam.doc (Trang 68 - 69)