Thuê chuyên gia nước ngoài làm việc tại Eximbank kết

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam.doc (Trang 69 - 80)

Đã có những tranh luận về việc chúng ta nên thuê chuyên gia nước ngoài với mức lương theo tiêu chuẩn quốc tế làm việc tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, kết hợp với việc đào tạo tại chỗ cán bộ của ngân hàng đó và trường phái cho rằng cử cán bộ của ngân hàng đi tu nghiệp tại nước ngoài. Theo quan điểm của cá nhân, tôi nghĩ việc thực hiện đơn lẻ sẽ không mang lại hiệu quả mà nếu Việt Nam Eximbank muốn thực hiện chủ trương phát triển ngân hàng mang tầm quốc tế thì cần kết hợp cả hai phương án trên mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất.

- Về việc thuê chuyên gia nước ngoài: Việc Quốc hội đang dần hình thành một bộ khung phát lý cho việc sở hữu tài sản của người nước ngoài tại Việt Nam, tạo ra một môi trường tương đối bình đẳng giữa người nước ngoài làm ăn tại Việt Nam và các doanh nhân Việt Nam cũng như lực lượng Việt kiều đông đảo. Sẽ tạo điều kiện để họ vay vốn và sử dụng dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam một cách tiện dụng nhất, nhằm mục tiêu hướng vào đối tượng khách hàng này đang ngày một gia tăng tại thị trường Việt Nam thì việc xuất hiện những chuyên gia không chỉ trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và luật thương mại quốc tế là một đảm bảo cho năng lực và tầm cỡ của ngân hàng. Theo thoả thuận ký giữa Việt Nam Eximbank và Mitsui Bank, Mitsui Bank sẽ cử người của họ vào Hội đồng Quản trị giúp Eximbank điều hành công việc, đây là một động thái tích cực nhưng Eximbank nên yêu cầu nhiều hơn nữa lực lượng chuyên gia của Eximbank xuất hiện tại những chi nhánh trọng điểm của mình tại Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương,… và những nơi có đông đảo nhà đầu tư nước ngoài. Việc xuất hiện của những chuyên gia này vừa đảm bảo cho uy tín của Eximbank,

tầm quốc tế cho đội ngũ của Eximbank, tạo áp lực tích cực lên nhân viên của Eximbank trong việc hoàn thành năng lực ngoại ngữ và kỹ năng cần thiết khác chuẩn bị cho những kế hoạch dàih hơi của Eximbank sau này.

- Về việc cử nhân viên tu nghiệp tại nước ngoài: Cùng với việc thuê chuyên gia nước ngoài tại Eximbank thì việc cử nhân viên tu nghiệp tại nước ngoài cũng cần phải được tiến hành song song. Những nhân viên khi đi tu nghiệp tại nước ngoài trong một khoảng thời gian tuỳ thuộc vào đặc thù công việc khi trở về nước sẽ là cộng sự tốt nhất của các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam Eximbank, bổ sung sự khác biệt về văn hoá, từng bước thay thế vị trí của những chuyên gia này và thuận tiện hơn cho việc đào tạo tại chỗ lực lượng có chất lượng của ngân hàng.

3.2.3. Thực hiện có hiệu quả công tác dự báo rủi ro.

Vấn đề cốt yếu trong công tác dự báo rủi ro là phải nắm bắt được thông tin. Vì vậy cần phải làm tốt công tác lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin kịp thời về các vụ lừa đảo, tranh chấp trong thanh toán quốc tế. Ngoài ra phải hoàn thiện mạng thông tin đầy đủ, chính xác với các bộ phận, các ngân hàng khác và với các doanh nghiệp. Việc theo dõi diễn biến kinh tế, chính trị trên thế giới cũng rất cần thiết trong việc dự báo những rủi ro liên quan đến rủi ro hối đoái, rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị và rủi ro pháp lý.

Sau khi có được thông tin, nhiều chiều cần phải có một đội ngũ nhân viên tài năng, có kinh nghiệm phân tích và phán đoán.

3.3. Kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Việt Nam Eximbank.

3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách kinh tế của nhà nước và tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động

Về hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế hầu như chưa có, mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều văn bản ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng nhưng như thế vẫn là chưa đủ, do đó cần thực hiện gấp rút những nhiệm vụ sau:

- Phổ biến luật ngân hàng đến từng cán bộ ngành và các ngành có liên quan.

- Nghiên cứu và ban hành luật ngoại hối: công tác quản lý và chính sách liên quan đến ngoại hối là rất quan trọng, nó được coi là công cụ đắc lực trong việc thi hành chính sách tiền tệ thông qua các chính sách về quản lý ngoại hối, vay nợ và đầu tư nước ngoài, vàng bạc và kiều hối, điều hành tỷ giá hối đoái…. Chính sách quản lý ngoại hối tác động đến chính sách huy động vốn trong nước và nước ngoài, hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế.

3.3.1.2. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và cải thiện cán cân thanh toán.

Trong nền kinh tế mở và có tính cạnh tranh cao, các công ty luôn tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành. Việc tăng xuất khẩu sẽ làm tăng thu nhập thực tế, tăng khả năng tiết kiệm cũng như đầu tư trang trải bằng nguồn tiết kiệm trong nước. Chúng ta cần chủ động tham gia vào thị trường khu vực cũng như thế giới để khai thác và phát huy tối đa nguồn lực nội địa đồng thời phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại trên cơ sở độc lập chủ quyền, bình đẳng quốc tế và cùng có lợi.

Đẩy mạnh xuất khẩu để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế cũng là một biện pháp cần được chú trọng. Định hướng xuất khẩu và ổn định kinh tế

khẩu, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đòi hỏi phải có sự thoả đáng trong việc đầu tư cho xuất khẩu như nhập khẩu máy móc thiết bị nâng cao chất lượng các dây chuyền xuất khẩu, xây dựng các khu chế xuất,.." Hiện nay hàng hoá của Việt Nam đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng sản phẩm còn nghèo nàn và chưa chiếm một tỷ trọng lớn.

3.3.1.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin ngân hàng.

Hiện đại hoá công nghệ thông tin của ngân hàng có vai trò quan trọng. Một ngân hàng không thể thiếu công nghệ hiện đại, đặc biệt khi nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập với khu vực và thế giới. Trong khi đó công nghệ thanh toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn chưa cao, tính đồng bộ còn thấp nếu không muốn nói là manh mún, chưa được cập nhật thường xuyên, độ mở chưa được chú ý một cách đúng mực. Vì vậy vẫn chưa đáp ứng được sự gia tăng của hoạt động ngoại thương trong nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng cần phải ngồi lại với nhau để thống nhất một hệ thống thông tin thanh toán thống nhất, tạo điều kiện sử dụng dịch vụ ngân hàng chất lượng cao cho tất cả các khách hàng của toàn hệ thống.

3.3.1.4. Củng cố và phát triển quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài

Hệ thống đại lý có vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển quan hệ đại lý, đưa ngân hàng ra khỏi phạm vi quốc gia hoà nhập với toàn thế giới. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay đặc biệt phải phát triển quan hệ đại lý đối với các thị trường chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước ASEAN… và thị trường châu Phi cũng cần được lưu ý tới. Thông qua ngân hàng đại lý, tìm hiểu thông tin về khách hàng, tận dụng nguồn vốn

ngoại tệ tài trợ của ngân hàng nước ngoài để bổ sung nguồn vốn đang thiếu hụt của ngân hàng.

3.3.1.5. Áp dụng các giải pháp an toàn trong thanh toán quốc tế.

Tuỳ thuộc vào từng loại rủi ro mà các ngân hàng có giải pháp khác nhau, hạn chế rủi ro trong thanh toán các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế chính trị của các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam. Thông qua hệ thống ngân hàng đại lý mà điều tra, khai thác về tình hình tài chính, tư cách đạo đức của khách hàng. Thêm vào đó để hạn chế bớt rủi ro, ngân hàng và chính phủ nên lập quỹ rủi ro tín dụng.

Để tránh rủi ro tỷ giá biến động có thể đem lại, ngân hàng cần dự trữ đa dạng ngoại tệ, dự báo chính xác về sự biến động của tỷ giá, trên cơ sở đó, thay đổi kết cấu sao cho có lợi nhất, nhằm tạo thêm doanh lợi cho nhà xuất khẩu, đồng thời áp dụng kỹ thuật hối đoái về bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu, ngân hàng nên phát huy hơn nữa nghiệp vụ mua bán kỳ hạn.

3.3.1.6. Tăng cường huy động vốn ngoại tệ.

Năm 2007, luồng kiều hối chuyển về Việt Nam ở vào mức gần 6 tỷ USD, phần lớn được chuyển qua hệ thống ngân hàng. Vì vậy có một chế độ đãi ngộ hợp lý về lãi suất và dịch vụ cho đối tượng này sẽ giúp ngân hàng có lợi thế trong việc huy động vốn bằng ngoại tệ. Giúp ngân hàng chủ động trong hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh tiền tệ, đồng thời gia tăng tiềm lực cho ngân hàng trong bối cảnh luồng kiều hối chuyển về nước không ngừng gia tăng do xu hướng đầu tư về nước của các nhà đầu tư người Việt ở nước ngoài và lực lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam ngày một gia tăng.

3.3.1.7. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ tuổi, năng động và tài năng. Tuy nhiên do đặc thù của ngành ngân hàng yêu cầu cao về trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ nên đội ngũ của nghành ngân hàng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu hội nhập ngày càng cao của nền kinh tế. Với lực lượng nhân viên thanh toán quốc tế tuy có những biến chuyển tích cực trong thời gian gần đây nhưng vẫn cần phải được bổ sung liên tục cả về nghiệp vụ, trình độ ngoại thương lẫn năng lực công nghệ và trình độ ngoại ngữ.

Vì vậy việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các cuộc hội thảo về thanh toán quốc tế, nhằm giúp các thanh toán viên trao đổi kinh nghiệm, xử lý các tình huống phát sinh trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Bên cạnh việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn cũng phải chú trọng đến việc bồi dưỡng đạo đức phẩm chất cán bộ thanh toán quốc tế. Cán bộ thanh toán quốc tế phải có tinh thần trách nhiệm cao, có thái độ và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự….

3.3.2. Kiến nghị đối với Eximbank. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.1. Thiết lập các kênh thông tin trực tuyến hỗ trợ khách hàng.

Ngân hàng đã phát triển các hình thức SMS Banking, Internet Banking, PhoneBanking nhằm giúp khách hàng có thể nhanh chóng nhất tìm hiểu trực tiếp các thông tin về nhu cầu của mình, đặc biệt trong hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng đã kết hợp với các hãng tàu, vận tải và bảo hiểm lập thành một bộ phận khép kín cung cấp đầy đủ thông tin và dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu hoàn hảo cung cấp cho khách hàng và hạn chế rủi

ro của ngân hàng. Tuy nhiên công nghệ của hệ thống vẫn còn nhiều sự chênh lệch giữa các chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các địa phương khác, trong bối cảnh các khu chế xuất đang được kéo ra các tỉnh lân cận của 2 thành phố này thì việc nhanh chóng xoá bỏ khoảng cách công nghệ giữa các khu vực này là cần thiết.

3.3.2.2. Phát triển các mối quan hệ với đối tác cũ và tích cực thiết lập mối quan hệ đại lý mới.

Hiện này Việt Nam Eximbank có quan hệ đại lý với 700 ngân hàng trên khắp thế giới, ngân hàng đạt được nhiều giải thưởng thanh toán quốc tế chất lượng của các ngân hàng tầm cỡ như: CHASE MANHATTAN BANK (US) New York, Standard Chartered Bank, WACHOVIA BANK N.A NEYWORK do Wachoviabank N.A Newyork trao tặng.

Việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đại lý lớn có chi nhánh trên toàn cầu là một lợi thế giúp ngân hàng phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu ngày một gia tăng của hoạt động ngoại thương trong giai đoạn hiện nay.

3.3.2.3. Tăng cường huy động bằng ngoại tệ.

Tình trạng gia USD biến đổi thất thường quý I năm 2008 và sự thiếu nhất quán trong điều hành chính sách vĩ mô của NHNN cho chúng ta thấy sự lúng túng trong việc quản lý ngoại hối của Việt Nam hiện nay, việc chủ động huy động ngoại tệ và tìm ra một giải pháp hữu hiệu cho lượng ngoại tệ tại quỹ của ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng chủ động về ngoại tệ trong thanh toán quốc tế.

Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được các nhà xuất nhập khẩu sử dụng nhiều nhất do những lợi thế của nó so với các phương thức khác. Trong những năm trở lại đây, đặc biệt là các năm 2006 – 2007, hoạt động ngoại thương của nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc kéo theo sự phát triển nhanh chóng của phương thức thanh toán này tại các ngân hàng thương mại trong nước. Tuy nhiên, do trình độ kiến thức về ngoại thương, các thông lệ quốc tế chưa được thống nhất chặt chẽ, trình độ ngoại ngữ cũng như công nghệ đã làm cho phương thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ do các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng của khách hàng trong nước và đặc biệt là các bạn hàng nước ngoài.

Chất lượng của một sản phẩm dịch vụ luôn phải được đòi hỏi tốt hơn, nhưng nó cũng không có giới hạn và khó có một tiêu chí đánh giá nào hợp lý nhất có thể áp dụng cho đối tượng này. Mong muốn cho chất lượng của dịch vụ tốt hơn và ngày càng tốt hơn nữa là mục tiêu mà Việt Nam Eximbank phải hướng tới để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hoá khốc liệt như hiện nay. Việc này không bao giờ là một vấn đề cũ, nó luôn làm đau đầu các nhà quản trị , đặc biệt là các giám đốc ngân hàng – nơi cung cấp các dịch vụ vô hình phức tạp. Trong phạm hạn hẹp của khoá luận em chưa đưa được nhiều ý kiến cho việc giải quyết vấn đề nhưng có lẽ sẽ giúp ích được một phần nào đó cho việc hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Xin chân thành cảm ơn PGS. Ts. Phan Thu Hà, cán bộ và nhân viên ở phòng thanh toán quốc tế NHTMCP Xuất- nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này!

Chương 1: Lý luận chung về rủi ro trong thanh toán quốc tế

theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ...5

1.1. Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ...5

1.1.1. Khái niệm về thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ...5

1.1.2. Phân loại L/C...8

1.1.2.1. Theo công dụng của L/C...8

1.1.2.2. Căn cứ vào thời gian thanh toán của L/C...10

1.1.2.3. Trên giác độ quan hệ đối tác...13

1.1.2.4. Một số loại L/C đặc biệt...13

1.1.3. Quy trình nghiệp vụ trong giao dịch L/C...23

1.1.3.1. Các bên tham gia...23

1.1.3.2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ...25

1.1.3.2.1 L/C thanh toán tại ngân hàng phát hành...25

1.1.3.2.2 L/C thanh toán tại ngân hàng thông báo...27

1.2. Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C)...28

1.2.1. Các loại hình rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ...30

1.2.1.1. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành...30

1.2.1.2. Đối với ngân hàng thông báo...34

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam.doc (Trang 69 - 80)