Đánh giá hoạt động của công ty liên quan đến công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2001 –

Một phần của tài liệu Sự cần thiết của việc mở rộng thị trường tại các doanh nghiệp.doc.DOC (Trang 45 - 49)

II. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘ

2. Đánh giá công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.

2.2. Đánh giá hoạt động của công ty liên quan đến công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2001 –

trường tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2001 – 2006

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh có rất nhiều hoạt động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chúng ta có thể chia chúng thành các hoạt động:

2.2.1. Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm là hệ thống các mục tiêu và biện pháp phát triển sản phẩm, làm cho sản phẩm luôn luôn thích ứng với thị trường. Các mục

tiêu về sản phẩm phải bao hàm cả mặt chất, mặt lượng, phải đưa ra sản lượng cần sản xuất và cung ứng ở các thời kì trong tương lai.

- Mức độ đa dạng của sản phẩm: sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, động cơ, máy biến áp điện lực, bơm điện. Mỗi loại có chức năng khác nhau đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Mỗi loại động cơ lại có các công suất khác nhau từ 22kV đến 2500kVA. Hiện nay công ty đang tập trung nguồn lực để sản xuất các loại động cơ và máy biến áp có công suất lớn. Như thế sẽ tránh được sự cạnh tranh của hàng Trung Quốc vì hiện tại các loại động cơ công suất lớn ít có mặt trên thị trường Việt Nam như thế sẽ tránh được sự cạnh tranh về giá.

- Thiết kế mẫu mã: Công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm của công ty chưa được chú trọng đúng mức. Do công nghệ còn lạc hậu kéo theo độ bóng của các sản phẩm sản xuất không bằng hàng của Trung Quốc. Hầu hết các sản phẩm của công ty từ trước đến nay chưa có sự cải tiến về mẫu mã. Trong thời gian tới công ty cần chú trọng hơn nữa vào tính mỹ thuật, mẫu mã sản phẩm vì đây là yếu tố đập vào mắt của người tiêu dùng khi quyết định mua hàng.

- Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp và của người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm của công ty được quản lý theo hệ thống chất lượng ISO 9001:2000 và đã được thị trường khẳng định. Chất lượng sản phẩm của công ty hơn hẳn các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Nhiều sản phẩm của Trung Quốc có máy mới sử dụng đã bị hỏng nhưng cũng có máy dùng lâu hơn nhưng chất lượng so với máy của CTAMAD là kém hơn nhiều.

Hiện nay giá cả sản phẩm của công ty là một trong những điểm yếu trong việc cạnh tranh của công ty. Giá cả của công ty hiện nay đang còn rất cao do giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh với các động cơ giá rẻ của Trung Quốc. Giá cả của công ty cao hơn hàng của Trung Quốc từ 20% – 30%. Chi phí sản xuất còn cao do vật tư sản xuất phần lớn là nhập khẩu. Công ty cần cân đối lại các khoản chi phí sao cho giảm tối đa được chi phí.

2.2.3. Chiến lược phân phối

Kênh phân phối của công ty là thông qua hệ thống đại lý. Dòng vận chuyển của sản phẩm là: người sản xuất - tổng đại lý - đại lý bán lẻ - người sử dụng công nghiệp. Thông qua đại lý đã giúp nhà sản xuất tiêu thụ phần lớn sản phẩm một cách nhanh chóng và ổn định. Ở mỗi tỉnh, công ty có trung bình từ 1 – 2 đại lý. Nhưng các đại lý chỉ tập trung ở trung tâm của tỉnh. Việc đặt các đại lý nhiều khi còn chưa phù hợp. Một số động cơ như máy xay xát, máy bơm ở vùng nông thôn có nhu cầu sử dụng là rất nhiều. Việc tổ chức và điều hành mạng lưới trong kênh phân phối này là rất quan trọng và phải được sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với toàn tổng công ty. Công ty đã thực hiện tốt chế độ hoa hồng cho hệ thống các đại lý. Đối với một số đại lý tiêu thụ số lượng sản phẩm mới thì tăng tỷ lệ thưởng hoa hồng lên tới 7 – 8%.

2.2.4. Chiến lược xúc tiến, khuyếch trương

Công tác quảng cáo của công ty đang còn yếu và chưa được đầu tư thích đáng. Quảng cáo là việc làm cần thiết không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp để khách hàng biết đến sản phẩm của công ty. Công ty chưa lập kế hoạch cụ thể cho quảng cáo, tiếp thị. Quảng cáo mới chỉ qua các hội chợ, triển lãm trong nước, qua các phương tiện truyền thông như báo, đài là rất ít. Vì kinh phí cho việc quảng cáo trên ti vi, kênh truyền thông khác là rất tốn kém. Như 15 giây quảng cáo trên tivi phải mất 20 – 30 chục triệu đồng.

Còn kinh phí cho hội chợ thì ít tốn kém hơn. Công ty mới chỉ tham gia các hội chợ hàng Việt Nam ở trong nước diễn ra hàng năm. Kinh phí cho hoạt động này chiếm khoảng 10 – 20 triệu đồng cho mỗi lần. Mỗi lần hội chợ diễn ra trong 2 – 3 ngày. Đây cũng là một hình thức tốt nhưng chưa quảng cáo được đối với đông đáo quần chúng nhân dân. Chi phí cho hoạt động thị trường hằng năm mới mất khoảng vài chục triệu. Điều này cho thấy mức kinh phí cho hoạt động thị trường là chưa phù hợp.

2.2.5. Thị phần

Công ty được thành lập từ năm 1961 cách đây 46 năm. Với một thời gian hoạt động đã khá dài, hình ảnh công ty đã được đông đảo người tiêu dùng biết đến và sử dụng sản phẩm của công ty. Đối với những sản phẩm sản xuất trong nước, giữa CTAMAD và Việt Hung chiếm thị phần tương đương nhau trên thị trường động cơ điện. Còn thị trường máy biến áp thì tỉ lệ còn thấp vì công ty mới xâm nhập vào thị trường này. Nói chung, do công ty có bề dày lịch sử lâu dài chiếm một tỉ lệ thị phần khá cao khoảng 17% trên thị trường máy điện. Điều này chứng tỏ công ty đã khẳng định chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Một phần của tài liệu Sự cần thiết của việc mở rộng thị trường tại các doanh nghiệp.doc.DOC (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w