Nghiên cứu nhu cầu khách du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội.doc (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. THỰC TRẠNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY

2.2.2. Nghiên cứu nhu cầu khách du lịch

Để kinh doanh lữ hành thành công, đòi hỏi các hãng lữ hành phải biết khai thác những tiềm năng du lịch của đất nước kết hợp với nhu cầu của khách du lịch. Hà Nội Toserco, ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động kinh doanh lữ hành đã biết nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch. Dự báo nhu cầu và căn cứ vào nguồn lực du lịch của nước ta nói chung, từng thành phố, địa phương, tuyến điểm, làng vùng du lịch nói riêng để sản xuất các chương trình du lịch nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách. Công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường, phân chia thị trường khách du lịch thành những mảng thị trường khác nhau:

* Mảng thị trường Châu Á.

Lấy Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản làm trung tâm, Công ty đã xúc tiến thêm các mảng khách từ HôngKông, Đài Loan. Lượng khách Trung Quốc và Nhật Bản có xu hướng tăng mạnh trong các năm tới.

Khách Trung Quốc thường đi theo những nhóm từ 15 người trở lên với mục đích tìm hiểu nền văn hoá, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, nghiên cứu và khảo sát thị trường, tìm bạn hàng buôn bán và đối tác đầu tư, lượng khách này thường vào Việt Nam thông qua việc mở rộng biên giới Việt Trung, đa phần là đi du lịch bằng tàu hoả, họ không sử dụng các khách sạn cao cấp, ăn uống không cầu kỳ…

Khách du lịch Hàn Quốc hiện nay đa phần đi theo phương thức du lịch bụi. Theo nhóm từ 2 người trở lên hoặc đơn lẻ. Nhưng du lịch theo đoàn cũng trở nên phổ biến, họ thường đi theo những đoàn du lịch tàu biển lớn. Mục đích của họ đến Việt Nam là tìm cơ hội đầu tư kết hợp với việc đi du lịch, khả năng chi trả cao nên họ đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao, đầy đủ tiện nghi.

Công ty xác định đây là mảng khách tương đối trọng tâm đối với các công ty du lịch Việt Nam. Hàng năm có khoảng 5,8 triệu người Châu Âu đi du lịch sang Việt Nam. Người Pháp, Đức, Hà Lan, Đan Mạch… chiếm một thị phần tương đối lớn trong lượng khách du lịch đến với công ty. Riêng khách Hà Lan được đặc biệt chú trọng và công ty đã ký hợp đồng với một số hãng du lịch tại Hà Lan là đại lý gửi khách thường xuyên tới cho công ty.

* Mảng thị trường Châu mỹ.

Đây cũng là mảng khách tương đối quan trọng. Trong đó khách du lịch Mỹ, Việt kiều, Canada…là trọng tâm. Lượng khách Mỹ đến Châu Á năm 1999 khoảng 3,5 triệu người và Mỹ cũng là một thị trường du lịch tiềm năng của Việt Nam sau khi xoá bỏ cấm vận. Cũng chính việc xoá bỏ cấm vận, bình thường hoá quan hệ giữa hai nước đã giúp người Việt Nam ở Mỹ, Canada trở về quê hương đầu tư làm ăn với bạn bè trong nước. Đây là mảng thị trường mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Chính vì vậy, hoạt động lữ hành của công ty luôn chú trọng đến mảng khách giàu tiềm năng này.

* Mảng thị trường khách du lịch nội địa

Trên thực tế, người Việt Nam chưa quan tâm đến việc ra nước ngoài du lịch. Du lịch Outbound của Việt Nam hết sức non trẻ. Do chính sách mở cửa của nhà nước hiện nay, việc Thái Lan xóa bỏ những thủ tục Visa rườm rà, Trung quốc bãi bỏ hàng rào thuế quan nên người Việt Nam đi du lịch thường xuyên hơn tới Thái Lan, Trung quốc hay một số nước Châu Á khác. Mục đích chính vẫn là mua bán, thăm thân hay du học ngắn hạn, chứ không thuần tuý là du lịch đơn giản. Chính vì vậy đây là mảng thị trường tương đối quan trọng cần khai thác của công ty trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội.doc (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w