Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Một số lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.DOC (Trang 85 - 89)

I. Định hớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Thanh Hoá giai đoạn 2003-

5. Cơ chế chính sách

Trong những năm vừa qua, chúng ta đã có nhiều đổi mới về cơ chế và chính sách, do đó đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành kinh tế trọng yếu. Tuy nhiên, các chính sách còn cha đồng bộ và khi chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá dòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện cơ chế và chính sách.

Để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hớng công nghiệp hoá hiện đại hoá, đòi hỏi Thanh Hoá phải trên cơ sở vận dụng cơ chế chính sách chung của nhà nớc, phải có cơ chế chính sách về tài chính tiền tệ để hỗ trợ các doanh nghiệp; cơ chế chính sách để phát triển thị trờng tiêu thụ hàng hoá của tỉnh; sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nớc, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhà nớc...

5.1. Hoàn thiện chính sách tài chính tiền tệ

- Chính sách tài chính: hàng năm tỉnh phải dành một phần thoả đáng trong nguồn thu ngân sách của tỉnh để hỗ trợ các doanh nghiệp. Cụ thể:

+ Miễn giảm thuế thu nhập từ khu vực doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích luỹ tái đầu t phát triển sản xuất kinh doanh, để nuôi dỡng và phát triển nguồn thu. Dùng thuế nh một công cụ để khuyến khích phát triển và tăng khả năng hội nhập với các ngành nghề, lĩnh vực cần phát triển.

+ Miễn giảm thuế hợp lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật t... trong tỉnh cũng sản xuất đợc để khuyến khích phát triển các sản phẩm,

các ngành nghề chủ chốt phục vụ xuất khẩu, tạo đà hội nhập có hiệu quả. Miễn hoặc áp dụng thuế suất thấp đối với các máy móc thiết bị nhập phục vụ cho chiến lợc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

+ Hỗ trợ một phần lãi suất vốn vay tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu t, xây dựng các công trỉnh kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn, tạo ra sự thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế . Hình thành một số quỹ hỗ trợ phát triển nh: Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ hỗ trợ xuất khẩu...

+ Dùng thuế để khuyến khích phát triển các sản phẩm mới, các ngành nghề mới, lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn, phù hợp với xu thế tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

- Chính sách tín dụng (bao gồm cả cơ cấu vốn, vốn tín dụng và chính sách lãi suất)

Vấn đề quan trọng trong chính sách tín dụng có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là phải xác định đợc vốn đầu t trên cơ sở nguồn vốn huy động và phơng thức thực hiện đầu t có hiệu quả. Cần tập trung vốn vào hớng chuyển dịch cơ cấu trọng tâm (các ngành trọng điểm, mũi nhọn, h- ớng cần u tiên đầu t...). Trong những năm tiếp theo, để đẩy nhanh quấ trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chính sách tín dụng nên tập trung giải quyết các vấn đề theo hớng sau đây:

+ Tín dụng trung và dài hạn nên tập trung vào các dự án lớn nhăm tạo năng lực và sản xuất lớn, các dự án thuộc các lĩnh vực trọng điểm nh điện lực, cơ khí, trồng rừng, các dự án trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật...Về phơng thức cho vay: Thực hiện cho vay theo dự án đợc duyệt và khả năng hoàn trả vốn của dự án đó.

+ Tín dụng ngắn hạn tập trung chủ yếu cho thu mua hàng xuất khẩu. Phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, quay vòng vốn nhanh nh may mặc, da giày...

+ Tín dụng phục vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

+ Chính sách tín dụng u đãi vì mục đích xã hội trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nh tín dụng cho ngời nghèo, khai thác tiềm năng....

Định hớng điều hành chính sách lãi suất trong thời gian tới góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không nghiêng về quan điểm hỗ trợ lãi suất

thấp mà xác định lãi suất theo cung cầu của nền kinh tế nhăm hạn chế sự méo mó của nguồn lực tài chính do ảnh hởng của chính sách lãi suất u đãi đợc xác định thận trọng nghiêm ngặt và chỉ dành cho các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trọng điểm và các mục tiêu xã hội.

5.2. Chính sách phát triển thị trờng.

Hiện nay, cả thị trờng trong nớc và ngoài nớc đều đang là những yếu tố quan trọng nhất, cũng là thách thức lớn nhất đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá. Thông qua hoạt động lu thông hàng hoá, thị trờng có tác động tích cực đến phát triển sản xuất. Mọi phơng án sản xuất trớc hết phải xuất phát từ nhu cầu thị trờng tiêu thụ. Ngời sản xuất nắm đợc nhu cầu thị trờng và thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đáp ứng nhu cầu đó thì sẽ tồn tại và phát triển.

Thực tiễn thời gian qua, thị trờng Thanh Hoá cũng có những thuận lợi cơ bản, ngoài thị trờng trong tỉnh còn có các thị trờng ở khu vực lân cận nh Bắc Bộ, khu vực Bắc miền Trung, thị trờng ngoài nớc cũng có tơng lai khá khả quan. Tuy nhiên thị trờng Thanh Hoá vẫn còn gặp nhiều khó khăn và nhiều vấn đề cần lu ý. Về cơ bản, ở Thanh Hoá vẫn là thị trờng sản xuất nhỏ, manh mún, sức mua của ngời dân thấp. Thị trờng đầu vào còn thiếu ổn định, hiện tợng hàng giả trôi nổi trên thị trờng. Thị trờng đầu ra ứ đọn, cha đợc phát triển mở rộng thị trờng.

Từ thực tiễn trên và xác định thị trờng là nhân tố tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Để phát triển và mở rộng thị trờng đối với Thanh Hoá cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Phát triển đồng bộ các loại thị trờng: sản phẩm, nguyên vật liệu, công nghệ thông tin, lao động, vốn. Cùng với phát triển các loại thị trờng cần tăng c- ờng hoạt động nghiên cứu dự báo thị trờng đi đôi với xúc tiến thơng mạ. Hoạt động này ở Thanh Hoá trong thời gian qua hâù nh là cha có. Vì vậy cần tăng c- ờng công tác hoạt động nghiên cứu dự báo thị trờng, đặc biệt là các loại thị trờng ở nông thôn kể cả thị trởng sử dụng đất và thị trờng bất động sản, phát triển các loại thị tứ, các trung tâm thơng mại ở cụm xã, sử dụng các biện pháp thích hợp để kích thích sức mua của ngời dân, nhất là vùng nông thôn. Tiếp tục mở rộng hình thức thông tin kinh tế thị trờng tạo điều kiện thúc đẩy mở rộng thị trờng, tăng khả năng tiếp thị cho ngời sản xuất.

- Nhà nớc tác động đến thị trờng trên các khía cạnh;

+ Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích giao lu hàng hoá.

+ Xây dựng chính sách bảo vệ ngời tiêu dùng.

+ Đặt hàng cho các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng một số loại hàng hoá, dịch vụ.

+ Kí kết các hiệp định nớc ngoài

- Phát triển ngành thơng mại dịch vụ, củng cố và khuyến khích phát triển các tổ chức thơng mại. Để năng cao sức mua của thị trờng nông thôn rộng lớn, phải đổi mới chính sách đối với nông nghiệp và nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp hoá nông thôn và có chính sách hỗ trợ về thị trờng.

- Để mở rộng thị trờng xuất khẩu, trớc hết phải là xuất phát từ nhu cầu thị trờng, đi đôi với việc tích cực tìm kiếm thị trờng mới đồi với các mặt hàng xuất khẩu. Hàng năm tỉnh phải dành một khoản ngân sách để hỗ trợ cho việc tìm kiếm và mở rộng thị trờng, đặc biệt là thị trờng nớc ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cờng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu trong tỉnh thông qua việc đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã bao bì, hạ giá thành sản phẩm.

- Công khai hoá cung cấp các thông tin cần thiết về thơng mại về kinh tế của tỉnh cho bên ngoài, đồng thời phải tổ chức tốt việc thu thập và cung cấp thông tin kinh tế trong và ngoài nớc. Phát triển các tổ chức làm dịch vụ thăm dò nghiên cứu giới thiệu thị trờng và bạn hàng. Bằng mọi cách thâm nhập và mở rộng thị trờng quốc tế, đồng thời chiếm lĩnh thị trờng trong tỉnh và trong nớc.

5.3. Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nớc, khuyến khích dân doanh, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Kiên quyết sắp xếp lại kinh tế nhà nớc theo đúng hớng bảo đảm cho các doanh nghiệp nhà nớc hoạt động hiệu quả, thực sự phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chúng ta không t nhân hoá kinh tế nhà nớc, nhng phải thị trờng hoá nền kinh tế, không bao cấp bù lỗ tràn lan, chấp nhận cạnh tranh và từng bớc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nớc.

- Giảm tỷ trọng kinh tế nhà nớc trong mọi ngành nghề theo nguyên tắc ngành nghề nào kinh tế tập thể, t nhân, cá thể có thể làm tốt, có lợi cho nền kinh tế thì tạo điều kiện cho nó phát triển.

- Đối với hợp tác xã, cần có biện pháp củng cố theo nguyên tắc tự nguyện mở rộng các hình thức liên doanh giữa nhà nớc, hợp tác xã

Ngoài việc thực hiện các chính sách trên, cũng cần hoàn thiện một số cơ chế chính sách nh:

- Giải quyết tốt vấn đề kết hợp quản lý ngành và lãnh thổ trong phát triển kinh tế. Thực hiện xoá bỏ cơ quan chủ quan đối với quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Đổi mới quản lý chất lợng sản phẩm và dịch vụ theo hớng áp dụng các quan điểm và phơng hớng hiện đại nhằm nâng cao chất lợng sản phẩm và dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

- Tiếp tục đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại trên các mặt:

+ Có chiến lợc thu hút vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài một cách đúng đắn, chỉ thu hút vốn đầu t nớc ngoài vào những ngành và lĩnh vực cần thiết quan trọng mà tỉnh cha có điều kiện phát triển.

+ Không liên doanh những ngành, những sản phẩm mà tỉnh có khả năng sản xuất. Phát triển và mở rộng các đối tác là các nớc phát triển ở Châu Âu, Bắc Mỹ. Đặt chiến lợc đầu t trực tiếp nớc ngoài vào chiến lợc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

+ Khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hàng xuất khẩu.

- Bảo hộ sản xuất trong nớc đối với những mặt hàng cần khuyến khích và gặp khó khăn trong phát triển. Xác định thời hạn bảo hộ và mức bảo hộ đúng đắn để khuyến khích các ngànn này phải vơn lên trong cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Một số lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.DOC (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w