Phương pháp đánh giá chất lượng tiếng nói theo chủ quan được trình bày trong khuyến nghị P.800 của ITU-T[26]. Đánh giá theo chủ quan tức là căn cứ vào cảm nhận của con người để đánh giá chất lượng dịch vụ .Ư điểm của phương pháp này là đưa ra kết quả tổng hợp trực tiếp dựa vào đánh giá chủ quan của con người .Tuy nhiên kết quả đánh giá theo phương pháp này chỉ có tính định tính mà không có tính định lượng .Do đánh giá theo chủ quan mà mỗi cá nhân có cách đánh giá rất khác nhau, nê n muốn có kết quả chính xác cần phải lấy ý kiến của nhiều cá nhân . Chính vì vậy đánh giá theo phương pháp này tốn rất nhiều thời gian và chi phí để thực hiện cũng lớn.
Theo khuyến nghị P.800, đánh giá theo chủ quan được thực hiện trong các điều kiện : phòng thí nghiệm ( chỉ nghe và hội thoại ) và trong thực tế bằng cách thăm dò ý kiến khách hàng.
Đánh giá trong điều kiện hội thoại: tức là hai người hội thoại với nhau trong điều kiện
thử nghiệm .Để sát với điều kiện thực tế ,khoảng cách thực hiện hội thoại khi đánh giá càng xa càng tốt.Một điểm cần chú ý nữa khi tiến hành đánh giá là phải chọn các cá nhân thích hợp cũng như chọn các thông số mạch điện phù hợp với thực tế và chúng cần được kiểm tra trước và sau mỗi thí nghiệm .
Đánh giá trong điều kiện chỉ nghe : ở đây người tham gia đánh giá chỉ nghe các âm
thông báo .Mục đích của đánh giá trong điều kiện này là để loại bỏ ảnh hưởng qua lại giữa hai chiều tiếng nói đồng thời đánh giá chất lượng khi thay đổi các thông số vật lý của thí nghiệm.
Thăm dò ý kiến : đây là phương pháp đánh giá dựa trên việc tổng hợp kết quả khi thu
thập ý kiến đánh giá của một số lượng lớn khách hàng.Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá dựa trên ý kiến trực tiếp của khách hàng sử dụng. Nhưng nó có một nhược điểm là phải thực hiện phỏng vấn nhiều khách hàng và kết quả rất phụ thuộc vào nội dung phỏng vấn và cảm nhận của khách hàng.