Nhận dạng thuê bao chủ gọi

Một phần của tài liệu Slide tổng quan về mạng Internet (Trang 56 - 62)

Thông tin nhận dạng thuê bao chủ gọi CLI có thể được thuê bao chủ gọi cung cấp và có thể được truyền tới thuê bao bị gọi. Khi một khách hàng muốn cho biết số chủ gọi nó sẽ cung cấp thông tin này trong các phần tử của bản tin báo hiệu được trình bày trong khuyến nghị H.225.0 của ITU- T [16].

Các khách hàng có thể cung cấp số của chúng bằng cách sử dụng thông tin số thuê bao chủ gọi là phần tử lựa chọn trong bản tin SETUP.

Chú ý: Các thủ tục và giao thức để điều khiển thông tin nhận dạng thuê bao chủ gọi này

được quy định trong từng vùng và từng quốc gia.

Theo khuyến nghị H.225.0 các số không được chỉ rõ tương ứng với các thông tin trong Octet 3a ( Presentation Indicator và Screening Indicator) như được trình bày ở bảng từ 4 đến 11 trong khuyến nghị Q.931 của ITU-T [19]. Do lý do không có thông tin trong Octet 3a nên thông tin về số thuê bao chủ gọi sẽ được xử lý tương ứng với Octet 3a có giá trị sau:

“Presentation allowed”; “uer- provided not screened”.

Và kết quả của việc đó là GW sẽ không chèn thông tin số thuê bao chủ gọi IE vào bản tin SETUP khi truyền nó về phía mạng IP nếu như thông tin số thuê bao chủ gọi nhận được từ mạng SCN có chỉ thị hạn chế.

4.6 Mô hình tính cước và cách tính cước trong mạng VOIP

Điện thoại qua Internet đang là dịch vụ bùng nổ hiện nay .Mặc dù thị phần của Internet Telephony là chưa lớn, nhưng trong tương lai không xa sẽ có ảnh hưởng đến các dịch vụ điện thoại cổ điển và dịch vụ truy cập Internet.Đầu tiên ta hãy xem ảnh hưởng của Internet Telephony đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và mô hình kinh tế nào là phù hợp nhất đối với các ISP –ITSP (Internet Telephony Service Provider ).

Chi phí của mỗi ISP có thể chia làm năm loại chính như sau:

Chi phí cho cơ sở hạ tầng ,gồm cả phần cứng và phần mềm .Đầu tư cho cơ sở hạ tầng có thể tính được dựa trên dung lượng yêu cầu của kênh truy cập vào mạng ,số lượng thuê bao dự tính các loại...

Chi phí thuê bao kênh để truy nhập và mạng Internet :cũng phụ thuộc vào số lượng thuê bao dự tính các loại.

Chi phí để phục vụ các thuê bao (Customer Support ) ,bao gồm chi phí cho nhân viên và các phương tiện cần thiết.

Các chi phí còn lại như chi phí cho các bộ phận bán dịch vụ, Marketing, bộ phận điều hành...

Thực ra ISP có thể chia làm hai loại : ISP cung cấp mạng xương sống và ISP cung cấp mạng truy nhập.Mỗi ISP cung cấp mạng truy nhập thuê bao kênh của ISP cung cấp mạng xương sống để cung cấp dịch vụ.Mô hình chi phí của cả hai loại ISP này hết sức phức tạp ,phụ thuộc hơn 300 tham số đầu vào .Trong khuôn khổ bản đồ án này tôi xem xét mô hình kinh tế của một ISP cung cấp mạng xương sống cùng với tất cả ISP cung cấp mạng truy nhập thuê bao là thuê bao của nó.

Các thuê bao của ISP cung cấp mạng truy nhập có thể chia làm các loại như sau: Các thuê bao tư nhân,truy nhập vào mạng qua đường dây điện thoai thông thường. Các thuê bao doanh nghiệp ,cũng truy nhập qua đường dây điện thoại

Các thuê bao ISDN (128 kb dial-in) Các thuê bao 56KB

Các thuê bao luồng E1(T1)

Với các ISP chỉ cung cấp dịch vụ cổ điển như truy nhập trang Web: Các nghiên cứu cho phép rút ra kết luận:

Không có loại chi phí nào là thực sự áp đảo trong các chi phí của ISP Phân bố chi phí cho các loại thuê bao khác nhau là khác nhau đáng kể

Tổng chi phí của ISP phân bố phụ thuộc vào thành phần thuê bao và sự phân bố của chi phí cho từng loại thuê bao.

Chi phí cho tất cả các loại thuê bao đều chứa một phần quan trọng là chi phí không thuộc về mặt kỹ thuật.

ISP nói chung là bị lỗ (Tại Hoa Kỳ)

Đối với các ISP mà khách hàng có dùng Internet Telephony PC to PC thì các loại chi phí đều tăng lên .Nếu như dịch vụ Internet Telephony chỉ mới được khai thác vừa phải thôi thì tổng thu nhập của ISP tăng ít mà chi phí lại tăng đắng kể.Vì thế ISP cần tìm cách giảm chi phí và tăng thu nhập nhờ Internet Telephony .Thí dụ phân bố chi phí cho ISP trong trường hợp các thuê bao dùng Internet Telephony và không dùng Internet Telephony được trình bày trên hình 4.6.1

Nếu các thuê bao dùng Internet Telephony thì đối với các ISP chi phí cho thuê bao kênh ( Transport Cost ) trở thành lớn nhất .Điều đó có nghĩa là sự khai thác kênh truy nhập trở lên hiệu quả hơn (đối với các thuê bao ) .Ngược lại ISP càng bị thiệt ,đặc biệt là nếu số lượng thuê bao dial-in là tương đối lớn ,mặc dù trong trường hợp này số thời gian khách hàng truy nhập mạng tăng mạnh.

Hình 4-14 Tỷ lệ chi phí /Tổng thu nhập của ISP

Kết luận:

Nếu khách hàng dùng Internet telephony PC-to-PC thì tôc độ tăng chi phí của ISP xấp xỉ gấp đôi tốc độ tăng tổng thu nhập.

Chi phí thuê bao kênh của ISP trở thành lớn nhất trong năm loại chi phí.

Chi phí phi kỹ thuật vẫn chiếm phần đáng kể trong chi phí của ISP ,đặc biệt là đối với các thuê bao qua dây thoại (dial-in)

Chi phí cho các thuê bao qua dây thoại phụ thuộc chủ yếu vào cường độ truy nhập và chi phí cho phục vụ khách hàng (Customer Support ).Chi phí cho các thuê bao T1( E1) phụ thuộc chủ yếu vào dung lượng kênh thuê bao.

Như vậy các ISP có nguy cơ lỗ nặng hơn vì các thuê bao sử dụng VoIP .Vì thế cần có sự thay đổi chính sách thu cước phí đối với trường hợp này.Ngoài ra các công ty điện thoại nội hạt cũng yêu cầu được tăng thu cho các đường dây thoại cục bộ được sử dụng cho Internet Telephony .Chính vì thế chi phí của ISP càng tăng.Một trong những chính sách đề nghị là thu tiền theo từng phút đối với thuê bao dial-up (tại Hoa Kỳ).Sự đổi mới này giúp cho các ISP tăng thu nhập trực tiếp từ các thuê bao loại này.Tuy nhiên giải pháp này chưa đủ để giải quyết những vấn đề đứng trước mắt ISP.

Dịch vụ Internet Telephony có thể chia làm các loại như sau:

1. PC to PC 2. PC to Phone 3. Phone to PC 0 % 20 % 4 0% 6 0% 8 0% 10 0 % 1 2 0% 14 0% 16 0%

ở tất cả các nước trên thế giới hiện nay các thuê bao mạng Internet có thể dùng các phần mềm client dạng như Microsoft Netmeeting để thực hiện các cuộc gọi PC to PC mà không cần phải trả thêm cước .Tuy nhiên ,việc tổ chức thu cước dịch vụ điện thoại PC- PC trong tương lai là việc hoàn toàn có thể thực hiện được về mặt kỹ thuật đối với nhà cung cấp dịch vụ .Nhưng dù sao chăng nữa các cuộc gọi PC-PC sẽ rẻ hơn đáng kể so với các cuộc gọi loại 2,3,4 bởi vì các ISP không cần phải đầu tư thêm gì đáng kể để phục vụ các cuộc gọi này ,ngoài việc đảm bảo dung lượng kênh truy nhập mạng và tăng số modem bởi thời gian làm việc trung bình của một thuê bao sẽ tăng lên đáng kể.

Nếu sử dụng codec G.723 và dùng kỹ thuật Silence Detection thì dung lượng kênh trung bình để phục vụ một cuộc gọi là xấp xỉ 8.3kbps.Đối với các cuộc gọi còn lại các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải đầu tư thêm để trang bị Gatway Server.Nếu sử dụng giải pháp của VocalTech thì chi phí cho một Gatway Server là như ở bảng 4.6

Bảng 4.6 Chi phí cho hạ tầng cơ sở cung cấp dịch vụ VoIP

Chi phí Số tiền

Phần mềm Internet Telephony /kênh thoại $1,350

Phần mềm Internet Telephony / kênh fax $995

Chi phí / 1 cổng của Dialogic Card $1,400

Chi phí cho fax modem $150

Chi phí cho mua máy chủ $3,000

Như vậy nếu sử dụng phần cứng 4 cổng của Dialogic thì tổng chi phí cho một cổng Gateway Server là xấp xỉ $4635.Tuy nhiên nếu tự phát triển lấy Gateway thì chi phí cho từng cổng sẽ giảm đi rất đáng kể.

Ngoài ra còn có thêm các chi phí để cài đặt,vận hành ,bảo dưỡng các thiết bị và phần mềm nói trên.Chi phí cho bộ phận bán dịch vụ ,bộ phận Marketing ,bộ phận hỗ trợ khách hàng,bộ phận điều hành và các chi phí định kỳ khác chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí của ITSP .Như chúng ta thấy ,mô hình chi phí của ITSP cũng chứa năm thành phần như là mô hình chi phí của ISP.

Giá thành của một phút cuộc gọi có thể tính dựa trên mô hình sau đây .Chúng ta gọi chi phí cho cơ sở hạ tầng là Cequip ,chi phí này bao gồm cả chi phí phần cứng và phần mềm Gateway Server ,cho kênh truy nhập mạng và cho một số cơ sở hạ tầng cần thiết khác .

Ctrans là chi phí hàng tháng để thuê bao kênh truy nhập mạng phục vụ cho Internet Telephony.

Coper là chi phí hàng tháng để duy trì hoạt động (Operations Cost ) Cother là tất cả chi phí còn lại của ITSP.

Giả sử n là tổng số cổng của Gateway Server ,t là thời gian (tính theo tháng )mà ITSP dự định sẽ thu hồi vốn đã đầu tư cho cơ sở hạ tầng ,N là số phút hoạt động trung bình của một cổng Gateway Server trong tháng .Như thế giá thành của một phút cuộc gọi có thể tính như sau:       + + + +

= equip trans cust oper other

C C C C t C n N m . 1

Sau khi tiến hành điều tra về sự phân bố của các cuộc gọi theo chủng loại (PC to Phone,Phone to PC, Phone to Phone ) ,và theo địa điểm cuộc gọi chúng ta có thể xác định được giá thành một phút cuộc gọi của từng loại một đến địa điểm cho trước.

Tuy nhiên việc định cước cuộc gọi cho khách hàng là một vấn đề khá phức tạp. Vì nhiều lý do khách quan nhà cung cấp dịch vụ khó có thể đảm bảo được chất lượng cuộc gọi (QoS) không đổi trong suốt thời gian cuộc gọi. Ngoài ra mạng IP cho phép chuyển đồng thời cả âm thanh và dữ liệu,vì thế việc định cước cho dịch vụ càng trở nên phức tạp hơn. Cũng như các dịch vụ khác trong mạng, việc định cước Internet Telephony dựa trên hai thông số chính sau:

thời gian cung cấp dịch vụ

kích thước gói đã được chuyển qua mạng

Khác với dịch vụ truy nhập mạng ,cước Internet Telephony còn phụ thuộc vào địa điểm cuộc gọi và chất lượng cuộc gọi.

Hiện nay trên thế giới có hai cách chính để tính cước Internet Telephony .Cách thứ nhất là cách cổ điển ,dựa trên thời gian và địa điểm cuộc gọi.Theo cách này thì cước cuộc gọi chỉ là hàm của giá thành cuộc gọi : b=f(m) .Cách này sử dụng được nếu nhà cung cấp dịch vụ có thể bảo đảm được chất lượng .Cách thứ hại là cách tính cước phụ thuộc vào chất lượng cuộc gọi (dynamic billing ) .Theo cách này thì cước sẽ thay đổi trong suốt thời gian cuộc gọi :b=f(m,QoS);

Các ITSP hiện nay chưa có chính sách thống nhất về thu cước Tnternet Telephony .Tuy nhiên phương pháp tính cước thứ nhất là thông dụng hơn.

Chỉ tính cước theo thời gian thực sự của cuộc gọi

Cước cuộc gọi không phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai nơi thiết lập cuộc gọi

Cước cuộc gọi tỉ lệ nghịch với nhu cầu liên lạc của hai điểm thiết lập cuộc gọi

Chính vì thế cước cuộc gọi giữa hai nước công nghiệp phát triển là rất thấp,không phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai nước ấy.Vì chất lượng cuộc gọi đã tương đối cao nên Internet Telephony là đối thủ cạnh tranh đáng kể đối với dịch vụ thoại quốc tế.Tuy nhiên ,tại phần lớn các nước nơi mà dịch vụ Internet Telephony đã phát triển thì dịch vụ này vẫn chưa cạnh tranh được với dịch vụ thoại đường dài trong nước.

Cách thu cước Internet Telephony cũng tương tự như thu cước thoại thông thường hoặc thoại di động.

Thu tiền hàng tháng ,tức là thu cước sau khi các cuộc gọi đã được thiết lập Dùng Card ,tức là trừ từ account cước các cuộc gọi

Vấn đề xây dựng hệ thống tính cước là một vấn đề phức tạp bởi vì hệ thống tính cước phải có được những chức năng sau:

Cho phép khách hàng truy nhập vào mạng và mua dịch vụ trong thời gian thực . Cung cấp cho khách hàng thông tin về giá dịch vụ đã được cung cấp trong thời gian thực (real time billing).

Cho phép khách hàng lựa chọn cách tính cước :theo cách tính cước cũ hoặc dynamic billing.

Tăng doanh thu cho ITSP nhờ việc thu thập thông tin về các dịch vụ đã được cung cấp đầy đủ hơn và thường xuyên hơn.

Cho phép ITSP triển khai cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng.

Thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường trong thời gian khách hàng đang mua dịch vụ (Online enhanced target marketing) bằng cách thu thập thông tin về khách hàng và quảng cáo .

Chống sự gian lận của một số khách hàng nhờ kiểm tra tài khoản của khách hàng trong thời gian thực .

Xây dựng hệ thống tính cước thoả mãn các điều kiện trên là một đề tài riêng lớn vượt khỏi khuôn khổ của bản đồ án này.

C h a p t e r 5

CH¦¥NG5 Đánh số và chuyển đổi địa chỉ

Một phần của tài liệu Slide tổng quan về mạng Internet (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w