Quan điểm kiểm soát chất l−ợng điều tra

Một phần của tài liệu Đề Tài : Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm soát chất lượng điều tra thống kê (Trang 48 - 51)

Mục đích của kiểm soát chất l−ợng điều tra thống kê là để nâng cao chất

l−ợng số liệu trên cơ sở ngăn chặn và giảm sai số trong điều tra và tránh đến mức tối đa việc lặp lại những sai sót th−ờng gặp cho những cuộc điều tra tiếp theo;

Để đạt đ−ợc mục đích của công tác quản lý chất l−ợng, có nhiều ph−ơng pháp quản lý khác nhau. Trong phần nghiên cứu này, Ban chủ nhiệm đề tài ủng hộ quan điểm “Kiểm soát chất lợng toàn bộ”, tức là chất l−ợng số liệu điều tra phải đ−ợc kiểm soát, quản lý ở tất cả các hoạt động liên quan đến điều tra thống kê. Sở dĩ chúng tôi ủng hộ quan điểm này là vì qua nghiên cứu kinh nghiệm kiểm soát chất l−ợng điều tra của một số quốc gia, liên hệ với điều kiện hiện tại của Thống kê

(8

Việt Nam, chúng tôi thấy ngành Thống kê có đầy đủ khả năng để thực hiện theo quan điểm này vì đây không phải là một vấn đề quá mới với các nhà thống kê. Theo quan điểm “Kiểm soát chất l−ợng toàn bộ”, điều tra thống kê cần đ−ợc kiểm soát chất l−ợng ở các khía cạnh nh− sau:

Kiểm soát chất l−ợng số liệu điều tra theo các tiêu thức đánh giá chất l−ợng số liệu: trong suốt quá trình hình thành và phát triển, mục tiêu của Thống kê

Việt Nam luôn h−ớng tới việc sản xuất ra những số liệu thống kê chính xác, đầy đủ và kịp thời. Trong điều kiện đất n−ớc đổi mới, điều 4 của Luật Thống kê đã chỉ rõ nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê là “Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời trong hoạt động thống

kê”. Hiện nay, ngành Thống kê Việt Nam đã từng b−ớc tiếp cận với quan

điểm đánh giá chất l−ợng mới theo sáu tiêu thức nh− phần trên đã trình bày:

tính phù hợp; tính chính xác; tính kịp thời; khả năng tiếp cận; khả năng giải thích và tính lôgic, chặt chẽ. Kết quả cuối cùng của điều tra thống kê là tạo

ra số liệu phục vụ nhu cầu của ng−ời dùng tin, vì vậy chất l−ợng điều tra thống kê cũng phải đ−ợc đánh giá theo các tiêu thức đánh giá chất l−ợng số liệu nói chung. Do đó kiểm soát và nâng cao chất l−ợng điều tra cần đ−ợc đánh giá theo từng tiêu thức đánh giá chất l−ợng số liệu thống kê.

• Chất l−ợng điều tra thống kê phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản: (i) chất l−ợng của số liệu đầu vào; (ii) chất l−ợng của quá trình điều tra và (iii) chất l−ợng của hệ thống tổ chức thống kê. Vì vậy, để kiểm soát chất l−ợng điều tra cần kiểm soát chất l−ợng của cả ba yếu tố. Tuy nhiên, chất l−ợng của số liệu thống kê đầu vào không phải là chuyện riêng của Ngành Thống kê mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Do vậy, cùng với nỗ lực của ngành

Thống kê, cần có sự hợp tác của các ban/ngành và của ng−ời dân. Trong

khuôn khổ đề tài này, Ban chủ nhiệm chỉ tập trung đề xuất những giải pháp thuộc phạm vi giải quyết của ngành Thống kê đối với chất l−ợng số liệu đầu vào (liên quan trực tiếp đến đối t−ợng cung cấp thông tin và điều tra viên) và những giải pháp trực tiếp liên quan đến quá trình điều tra thống kê. Đây cũng là những vấn đề mà ngành Thống kê đã và đang cố gắng thực hiện trong những năm gần đây. Song công tác này hiện còn ch−a đ−ợc thực hiện một cách thực sự nghiêm túc, đồng bộ trong tất cả các khâu của quá trình

điều tra. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác này trong các khâu chủ yếu nh−:

ắ Chuẩn bị điều tra: thiết kế mẫu, thiết kế bảng hỏi, lập ph−ơng án điều tra, điều tra thử nghiệm, lập sơ đồ bảng kê.

ắ Thực hiện điều tra tại địa bàn: tập huấn điều tra, giám sát viên; tuyên truyền cho điều tra; chỉ đạo điều tra tại địa bàn (đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, nghiệm thu phiếu)

ắ Xử lý, tổng hợp kết quả điều tra: làm sạch phiếu, nhập tin, tổng hợp và phân tích kết quả điều tra.

ắ Công bố kết quả điều tra: kết quả sơ bộ và chính thức.

Chính việc kiểm soát chất l−ợng của các khâu công việc sẽ tạo điều kiện bảo đảm chất l−ợng số liệu đầu ra của quá trình điều tra, nếu chỉ kiểm soát

chất l−ợng của số liệu đầu ra mà không kiểm soát qua các khâu công việc

trong quá trình tạo ra sản phẩm thì công tác kiểm soát chất l−ợng đ−ợc đặt ra chỉ là hình thức, không hiệu quả.

Chất lượng số liệu điều tra được quyết định bởi chất lượng của qui trình điều tra. Về cơ bản, không bảo đảm năng lực của qui trình điều tra sẽ tạo ra những số liệu thống kê chất lượng thấp. Thực hiện quản lý chất l−ợng theo ph−ơng pháp “Quản lý chất l−ợng toàn bộ” đòi hỏi toàn bộ hoạt động liên quan đến quá trình điều tra cần quán triệt tinh thần “đáp ứng nhu cầu của ng−ời dùng tin với chất l−ợng cao”. Các tiêu thức đánh giá chất l−ợng cần cụ thể hoá trong từng khâu của hoạt động điều tra: từ khâu thiết kế mẫu, thiết kế bảng hỏi, điều tra thử nghiệm, gửi và thu nhận phiếu điều tra, giải thích nội dung, ph−ơng pháp tính, nhập tin, chỉnh lý thông tin đến các khâu: tổng hợp, phân tích và công bố kết quả.

Riêng “chất l−ợng của hệ thống tổ chức thống kê” là một vấn đề vô cùng lớn và phức tạp, hơn nữa đây là vấn đề thuộc phạm vi giải quyết của các

đề tài cấp tổng cục: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và

nâng cao chất lợng số liệu thống kꔓNghiên cứu và áp dụng hệ thống quản lý chất lợng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 trong một số hoạt động

chủ yếu của cơ quan Tổng cục Thống kê”. Vì vậy chúng tôi không đề cập sâu nội dung này trong báo cáo của đề tài.

Một phần của tài liệu Đề Tài : Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm soát chất lượng điều tra thống kê (Trang 48 - 51)