Giải pháp kỹ thuật để sử dụng dòng điện tần số trung bình trong điều trị

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình kiểm chuẩn cho thiết bị điều trị điện (Trang 36 - 40)

2. Tổng quan một số phương pháp điều trị trong Vật lý trị liệu

2.6.2.2. Giải pháp kỹ thuật để sử dụng dòng điện tần số trung bình trong điều trị

Trong thực tiễn lâm sàng, hiện có hai giải pháp kỹ thuật để ứng dụng dòng MF trong điều trị là Phương pháp dòng giao thoa ( Nemec,1960) và Phương pháp biển điệu biên độ ( Jasnogoroski,1974).

a) Phương pháp dòng giao thoa:

Đa số thiết bị dòng giao thoa hiện nay đều làm việc ở tần số 4.000Hz. Nguyên tắc vật lý của phương pháp dòng giao thoa như sau: Người ta đồng thời đưa vào cơ thể hai dòng điện tần số trung bình có cường độ không đổi, có tần số khác nhau một chút và chúng sẽ trộn lẫn với nhau trong cơ thể bệnh nhân để tạo ra một dòng mới gọi là dòng giao thoa.

Hình 1.8. Tổng hợp các thành phần có cùng tần số

Phương pháp tốt nhất để hiểu dòng giao thoa là sử dụng hình ảnh. Chúng ta hay biểu diễn dòng điện bằng các dao động hình sin. Nếu có hai dòng như vậy tác dụng đồng thời, thì tác dụng tổng cộng sẽ giống như tác dụng của một dòng là tổng của hai dòng ban đầu.Trường hợp đơn giản nhất là hai dao động có cùng hai biên độ thành phần. Còn nếu hai dao động ngược pha, biên độ của chúng sẽ bị trừ cho nhau ở dòng toàn phần ( Hình 1.8 a và b) .Trường hợp đặc biệt: Tổng hai dao động ngược pha và có cùng biên độ sẽ bằng không.

Bây giờ chúng ta xét một trường hợp phức tạp hơn: Hai dao động thành phần có tần số khác nhau một chút. Như vậy khi làm phép tổng hợp , có lúc biên độ của chúng sẽ tăng cường lẫn nhau, nhưng có lúc làm suy yếu lẫn nhau, tất cả phụ thuộc vào quan hệ về pha giữa hai dao động ( Hình 1.9)

Đường cong tổng là dòng giao thoa của hai dòng thành phần và tần số của chúng là :

ϖI = ϖ1- ϖ2

Trong đó i là ký hiệu dành cho dòng giao thoa còn 1 và 2 ứng với các dòng tạo ra giao thoa.

Nếu hiệu số giữa hai dòng MF là hằng định, thì dòng giao thoa mới tạo ra cũng có tần số không đổi . Chẳng hạn ta thường gặp trong y học các dòng có tần số là 4000Hz và 3900Hz, như vậy dòng giao thoa có tần số 100Hz. Nhưng nếu cố định một trong hai dòng ban đầu (chẳng hạn 4000Hz), rồi cho biến đổi tần số của dòng thứ hai ( chẳng hạn giữa 3900Hz và 4000Hz) thì dòng giao thoa có tần số thay đổi từ 0 đến 100 Hz. Dòng giao thoa mới này gọi là dòng giao thoa có nhịp, vừa là nhịp tần số, vừa là nhịp biên độ.

Tại những vùng có sóng giao thoa, mô của cơ thể chịu một loại tác dụng mới: đấy là những kích thích điện ở tần số trung bình, nhưng lại kết hợp thành những trồi sụt tuần hoàn theo tần số thấp. Bản thân tần số giao thoa cũng trở thành một tần số kích thích.

b) Phương pháp bin điu biên độ

Phương pháp này có nguyên tắc khá đơn giản: ta dùng một tần số trung bình làm tần số cơ bản , hay còn gọi là tần số mang, sau đó ta thay đổi biên độ một cách tuần hoàn với giá trị tần số nằm trong giải tần số thấp ( Hình 1.10) Các máy hiện có thiết kế theo phương pháp này thường làm việc ở tần số 2kHz và 8kHz.

Đường cong bao tần số thấp có thể có dạng hình sin , hình tam giác hay vuông góc. Giá trị cụ thể của tần số này được phép nằm trong toàn bộ giải giới hạn cho dòng tần số thấp và thường nằm trong khoảng 50Hz-150Hz. Độ sâu của khoảng biến điệu biên độ cũng có thể chọn theo kiểu nhẩy bậc giữa 0 ( ứng với dòng mang không biến

Hình 1.10. Phương pháp biến điệu biên độ Dòng mang là dòng có tần số trung bình

Đường bao có tần số thấp Độ sâu biến điệu là 50%

Chọn tham số cụ thể nào cho biên độ biến điệu và tần số dòng bao cũng như dòng mang phụ thuộc vào mục đích điều trị và cấu trúc của mô. Mục đích điều trị của các thiết bị thuộc nhóm này thường là giảm đau, kích thích co cơ hay phối hợp cả hai. Dòng mang từ 1kHz đến 5 kHz nói chung giống nhau về nguyên tắc nhưng khác biệt về hiệu quả kích thích . Vùng 1-2 kHz hiệu quả kích thích vận động và cảm giác lớn hơn và khi đó có thể chọn cường độ dòng tương ứng khá nhỏ. Vùng 4-5 kHz hiệu quả kích thích cảm giác yếu hơn và có thể nâng cao biên độ dòng kích thích( quan trọng cho hiệu ứng chống đau ở hệ vận động).

Đối với tần số biến điệu ( tần số dòng bao) và độ sâu biến điệu : Nếu càng đau nhiều thì tần số biến điệu càng phải cao ( 100-150kHz) và khi đó độ sâu biến điệu chỉ

điệu, sau đó tăng dần độ sâu biến điệu trong điều trị chống đau. Khi đau mãn tính, có thể chọn tần số mang thấp hơn (1-2kHz) , tần số biến điệu nhỏ (30-50Hz) và tăng độ sâu biến điệu ( 50% và hơn nữa ).

Mặc dù có nhiều điểm khác nhau , cả hai phương pháp đều có chung một đặc điểm, là cường độ của dòng MF thay đổi liên tục. Chính nhờ sự thay đổi này mà ngăn chăn khả năng thích nghi của màng đối với những kích thích của dòng điện tần số trung bình, một hiệu ứng khổng thể loại trừ khi ta sử dụng dòng điện tần số trung bình có cường độ không đổi.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình kiểm chuẩn cho thiết bị điều trị điện (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)