2. Tổng quan một số phương pháp điều trị trong Vật lý trị liệu
2.2. Chính sách quản lý bảo dưỡng thiết bị y tế:
a) Phân loại bảo dưỡng
Trên thực tế phần lớn nguyên nhân hỏng hóc của các thiết bị hiện nay là do không được quản lý và bảo dưỡng đúng quy định. Theo thống kê trên thế giới nguyên nhân của các sự cố xảy ra với thiết bị y tế:
- 10% là do lỗi kỹ thuật.
- 30% là do không có chiến lược bảo dưỡng đầy đủ. - 60% là do lỗi của người sử dụng.
Và 80% các sự cố của thiết bị có thể được giải quyết chỉ với 20% nguồn lực. Như vậy cần phải có một chính sách chung về bảo dưỡng thiết bị cho từng bệnh viện. Và để giải quyết vấn đề này cần phải có được các chuyên gia có đủ năng lực để hiểu hết được tính phức tạp của từng thiết bị.
Trong bảo dưỡng thiết bị có rất nhiều cấp độ: - Bảo dưỡng do người sử dụng thực hiện:
+ Sử dụng thành thạo.
+ Vệ sinh, khử trùng và chăm sóc thiết bị.
+ Kiểm tra sự an toàn và các chức năng đơn giản. - Bảo dưỡng dự phòng:
+ Kiểm trathường xuyên, vệ sinh và bôi trơn.
+ Hiểu chuẩn, kiểm tra chức năng và tính an toàn của thiết bị. + Thay thế những phần hỏng.
- Sửa chữa: + Sửa chữa. + Đại tu thiết bị.
+ Tiết kiệm chi phí.
+ Giải quyết được sự cố nhanh chóng.
+ Cán bộ kỹ thuật phải nắm vững được thiết bị, phải có kiến thức chuyên môn tốt, có kỹ năng sửa chữa thành thạo.
Hình 2.1. Hệ thống tham chiếu của Chính sách bảo dưỡng
Để giải quyết được vấn đề bảo dưỡng yêu cầu phải có sự quyết tâm của cán bộ 5-10%
15-20%
60-80%
Năng lực tại chỗ
Vệ sinh, sử dụng cẩn thận, kiểm tra chức năng và kiểm tra trước khi sử dụng
Bảo dưỡng của người SD Phòng Vật tư Công ty hoặc kết hợp cả hai Bảo dưỡng cơ bản, sửa chữa cơ bản, kiểm kê, quản lý Bảo dưỡng mức độ trung bình Sửa chữa phức tạp Xưởng BD khu vực Công ty tư nhân Dịch vụ chuyên môn cao
Sửa chữa phức tạp.
Đại tu thiết bị
Dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu Công ty dịch vụ bên ngoài (liên
- Cán bộ kỹ thuật ( kỹ sư, kỹ thuật viên).
- Có không gian cho văn phòng và xưởng sửa chữa. - Có đầy đủ các dụng cụ sửa chữa, dụng cụ đo kiểm.
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng và tài liệu hướng dẫn sửa chữa ( service manual). - Được thực hiện một cách hệ thống.
- Có nguồn linh kiện, vật tư thay thế. - Có kinh phí.
Hình 2.2. Mô hình hóa các thành phần của hệ thống quản lý công nghệ y tế
c) Hiệu quả của quản lý bảo dưỡng:
- Thiết bị hoạt động an toàn, giảm hỏng hóc, tăng tuổi thọ, phát huy công suất cảu thiết bị.
- Đáp ứng nhanh trong trường hợp có sự cố, giảm thời gian chết của thiết bị.
- Có đầy đủ thông tin cho việc ra quyết định nên thay mới hay tiếp tục sử dụng thiết bị.
- Mặc dù bệnh viện phải đầu tư tiền cho sửa chữa nhưng lại tiết kiệm được chi phí nhiều hơn thông qua việc thiết bị được hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.
Chương III: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bịđiều trịđiện 3.1. Cấu tạo chung của thiết bị
Chương IV. Kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng thiết bị và khả năng
điều trị
Chương V. Kết luận.
3.1.1. Khối nguồn:
Có nhiệm vụ cung cấp toàn bộ nguồn điện cho các mạch điện của máy. Đảm bảo cách ly ( không được phép rò điện 50/60 Hz). Thông thường thiết kế nguồn này là các nguồn xung
Hình 3.2. Sơđồ khối nguồn 3.1.2. Khối tạo sóng:
Có nhiệm vụ tạo ra các loại sóng có các tham số như tần số, dạng sóng, thời gian, độ rộng xung, pha,… phù hợp với mục đích điều trị. Tùy theo tính chất phức tạp của thiết bị mà nhà thiết kế thường thiết kế các thiết bị có một hay nhiều dạng sóng khác nhau. Các dạng sóng có thể được đặt trước hay là được cài đặt theo người sử dụng. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ các mạch tạo sóng thường được thiết kế bằng mạch số có khả năng lập trình được. Các tham số của dạng sóng được lập trình bằng phần mềm.
3.1.3. Khối khuyếch đại công suất:
Có nhiệm vụ khuyếch đại các tín hiệu được tạo ra từ khối tạo sóng rồi đưa ra các điện cực điều trị. Tín hiệu điều trị phụ thuộc vào dòng ra của khối này do đó yêu cầu khối này phải có khả năng ổn dòng có nghĩa là với mỗi dòng điện được cài đặt thì dòng trên các điện cực sẽ không đổi cho đù điện trở người có thay đổi. Bên cạnh đó khối này là khối tiếp xúc do đó phải đảm bảo cách ly.
Hình 3.4 : Sơđồ khối công suất 3.1.4. Khối điều khiển trung tâm:
điều khiển các khối tạo sóng và các khối khác. Xác định thời gian điều trị và dòng điện điều trị. Ngoài ra còn thực thi các nhiệm vụ khẩn cấp trong trường hợp có các bất thường xảy ra. Trước kia khối này được thiết kế bởi các mạch tương tự nhưng xu hướng trong những năm gần đây khối này thường được thiết kế bởi hệ thống mạch số hóa có thể lập trình được.
Hình 3.5. Sơđồ khối điều khiển trung tâm 3.1.5. Khối bàn phím:
Khối bàn phím được thiết kế bao gồm các phim chức năng, được bố trí các chức năng điều trị thông dụng. Các chức năng điều trị được chọn thông qua các phím PROG, UP, ENTER, DOWN. Dòng điều trị được điểu chỉnh bởi núm xoay.
3.1.6. Khối giao diện:
Khối giao diện có chức năng cung cấp thông tin cho người sử dụng. Các thông tin được hiển thị trên màn hình LCD như: Thời gian điều trị, cường độ dòng điện điều trị,…..
3.2. Môt số dạng sóng được thiết kế:
Hình 3.7. Dạng sóng biến điệu chu kỳ ngắn
Hình 3.8. Dạng sóng hai pha cốđịnh
Hình 3.11. Dạng sóng dòng TENS 2 pha không đối xứng
Hình 3.12. Dạng sóng dòng TENS 2 pha đối xứng
Hình 3.13. Dạng sóng dòng TENS 2 pha đối xứng điều biên
Hình 3.14. Dạng sóng dòng TENS 2 pha không đối xứng điều tần
Hình 3.16. Dạng sóng tần số trung bình MF có điều chế biên độ
Hình 3.17. Dạng sóng tần số trung bình MF có điều chế biên độ kết hợp với điều chế tần số
Chương IV: Phần mềm quản lý kết quả kiểm chuẩn thiết bị 4.1. Sự cần thiết phần mềm
Với quy mô là một bệnh viện lớn của Hà Nội, việc quản lý kết quả kiểm chuẩn các thiết bị hiện tại đều thực hiện trên giấy tờ. Điều này không tránh khỏi những khó khăn: mất thời gian, tốn kém nhân công, tốn kém chi phí, dễ gặp sai sót, nhầm lẫn số liệu ….
Trước tình hình đó vấn đề đặt ra là phải có một phần mềm quản lý toàn bộ dữ liệu từ việc nhập số liệu, đến việc thống kê, lưu trữ …
Hệ thống cho phép cập nhật thông tin lưu trữ, quản lý thông tin lưu trữ , có khả năng tìm kiếm thông tin 1 cách nhanh chóng và thông minh, cho phép in ấn các thông tin đã được lưu trữ ra văn bản .
4.2. Giải pháp – Ý tưởng:
- Xây dựng một phần mềm quản lý bằng ngôn ngữ Visual C# và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server nhằm tạo cơ sở dữ liệu lưu trữ hợp lý và tạo giao diện thân thiện tiện lợi cho người quản lý.
- Thuận lợi: Phần mềm này sẽ cung cấp các chức năng cần thiết để người quản lý làm việc hiệu quả nhất. Phần mềm còn cung cấp những công cụ để người quản lý có thể kiểm
4.3. Phân tích phần mềm:
4.3.1. Yêu cầu về các chức năng của phần mềm:
1) Nhập dữ liệu về ngày tháng, tên người kiểm chuẩn, tên thiết bị đo, tên bệnh viện, kết quả kiểm chuẩn (File ảnh )
2) Lưu trữ dược dữ liệu vào cơ sở dữ liệu SQL SERVER
3) Tìm kiếm thông tin của dữ liệu đã được lưu trữ. Tìm kiếm theo ngày, tìm kiếm theo tên người kiểm chuẩn, tìm kiếm theo tên thiết bị kiểm chuẩn
4) Thống kê được dữ liệu theo ngày , theo tên người kiểm chuẩn, theo tên thiết bị kiểm chuẩn
5) In dược thông tin thông kê, thông tin tìm kiếm
4.3.2. Mô hình yêu cầu của phần mềm 4.3.2.1. Yêu cầu chức năng 4.3.2.1. Yêu cầu chức năng
Yêu cầu chức năng của hệ thống : Yêu cầu phi chức năng: - Quản lý dữ liệu - Yêu cầu sản phẩm
- Tìm kiếm - Yêu cầu giao diện - Thống kê - Yêu cầu nội dung
4.3.2.2. Mô tả tổng quát các chức năng chính của hệ thống Cập nhật và lưu trữ dữ liệu Chức năng quản lý dữ liệu Tìm kiếm dữ liệu In dữ liệu tìm kiếm Chức năng tìm kiếm Thống kê dữ liệu Chức năng Thống kê Mô hình yêu cầu chức năng
4.3.2.3. Mô tả chi tiết các chức năng các chức năng của phần mềm Chức năng cập nhật thông tin Chức năng cập nhật thông tin
Người sử dụng có thể : + Nhập dữ liệu + Sửa đổi dữ liệu + Xoá dữ liệu + Lưu trữ dữ liệu
+ Xem thông tin của dữ liệu
Chức năng tìm kiếm dữ liệu
Người sử dụng có thể :
+ Nhập hoặc chọn thông tin tìm kiếm + Hiển thị thông tin tìm kiếm
+ In kết quả tìm kiếm
Chức năng thông kê
Người sử dụng có thể
+ Nhập hoặc chọn thông tin cần thống kê + Xem báo cáo thống kê
4.3.2.4. Đặc tả hệ thống - Mô hình lớp lĩnh vực - Mô hình lớp lĩnh vực
Benh vien
Nguoi kiem chuan Ket qua Thiet bi 1..n 1..n 1..n 1..n 1 - Mô hình lớp chi tiết Benh vien Mabenhvien Tenbenhvien Diachi Them() xoa() suadoi() Thiet bi mathietbi tenthietbi mabenhvien Them() sua() Xoa()
Nguoi kiem chuan mangdo tennguoido Them() xoa() sudoi() Ket qua ID anhlutru mathietbi manguoido ngaydo Them() xoa() sudoi() inketqua() 1...n 1...n 1...n 1...n 1...n 1
4.4. Thiết kế giao diện
Hình 4.1. Form chức năng của phần mềm
Hình 4.3. Form cập nhật thiết bị
3.1.6 Form thống kê số liệu
KẾT LUẬN
Những vấn đềđã được giải quyết trong luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết về vật lý trị liệu ứng dụng trong y học. Giới thiệu quy trình bảo dưỡng thiết bị. Từ những kinh nghiệm trên thực tế đã đề xuất ra các ý kiến trong quá trình tổ chức quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị. Luận văn cũng đã giới thiệu về thiết bị điều trị điện do Trung tâm điện tử y sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sản xuất. Trên cơ sở phải thực hiện nhiệm vụ đo kiểm tín hiệu của các thiết bị, cần việc tìm kiếm và lập báo cáo, luận văn đã giới thiệu phần mềm quản lý kết quả kiểm chuẩn.
Hướng phát triển
Mặc dù luận văn đã đi sâu vào xây dựng quy trình kiểm chuẩn cho thiết bị điều trị điện. Tuy nhiên do thời gian còn hạn chế vì vậy mới chỉ dừng lại ở mức độ đo thủ công. Các dữ liệu được đo bằng tay sau đó nhập vào phần mềm để quản lý. Phần mềm chưa thực hiện được trên môi trường mạng. Vì vậy trong thời gian tới tôi sẽ tập trung nghiên cứu để xây dựng giải pháp thu nhận giá trị kiểm chuẩn của thiết bị thông qua một thiết bị nối trực tiếp vào máy điều trị điện và được điều khiển bởi phần mềm chuyên dụng. Các kết quả thu được sẽ tự động lưu trữ trên phần mềm và truyền trên môi trường mạng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Công Lập, Trần Công Duyệt, Đỗ Kiên Cường, Hà Viết Hiền, Nguyễn Đông Sơn, Lê Mạnh Hải, Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Việt Dũng (2005), “Các tác nhân vật lý thường dùng trong Vật lý trị liệu”, (38-148).
[2] Trần Bắc Hải (1993), “Ứng dụng điện từ trường xung trong chấn thương chỉnh hình”.
[3] Nguyễn Đức Thuận, Vũ Duy Hải, Trần Anh Vũ(2006), “Hệ thống thông tin y tế”. [5] Tài liệu thiết kế máy điều trị điện BK - £T72.
[6] LUX-DEVELOPMENT, PROJECT VIE/024 (9/2010), “Strengthening the Management of Vietnam’s National Blood Cold Chain”.