Phương pháp dòng kích thích( các dòng biến đổi tần số thấp)

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình kiểm chuẩn cho thiết bị điều trị điện (Trang 27 - 31)

2. Tổng quan một số phương pháp điều trị trong Vật lý trị liệu

2.6.1.2 Phương pháp dòng kích thích( các dòng biến đổi tần số thấp)

Trước đây, trong y học, chủ yếu người ta sử dụng hai loại dòng điện: dòng một chiều với tên gọi Galvanic và dòng xoay chiều với tên gọi Faradic. Nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật điện tử, việc sử dụng các dạng dòng điện khác nhau trong trị liệu ngày càng phong phú và sự phân chia quá đơn giản như vậy trở nên hoàn toàn không thỏa đáng. Bây giờ, bên cạnh dòng một chiều không đổi là một thể các dòng điện thay đổi tần số thấp, khác nhau về tính liên tục , về dạng xung, về hướng dẫn của dòng.

Nếu cơ sở chữa bệnh của dòng Galvanic là tác dụng tăng tuần hoàn , làm êm dịu và giảm đau , thì các dòng điện tần số thấp với tất cả các dạng biến điệu của nó được dùng trong điều trị chủ yếu là nhờ tác dụng kích thích. Sự khác biệt này đúng với bất cứ loại nào thuộc các dòng tần số thấp, những dòng có tính chất đặc biệt là gây ra sự co cơ, trong đó các dòng bao và dòng lũy thừa thể hiện tác dụng này rõ ràng nhất. Chính vì vậy , các dòng điện tần số thấp được khảo sát trong mục này đều có tên là dòng kích thích.

Chúng ra nhớ lại rằng, dòng Galvanic vừa khảo sát ở phần trên , trong khuôn khổ cường độ dùng trong điều trị, không thể gây ra sự co cơ. Nhưng nếu ngắt dòng điện liên tục này ra theo từng giai đoạn, thì theo quy luật co cơ của Pflueger, cơ sẽ co khi đóng mạch để có dòng , và khi cường độ đủ lớn thì cơ co ngay cả khi ngắt mạch. Tất nhiên, để có được hiện tượng co cơ ấy, cường độ dòng phải vượt qua một ngưỡng nào đó. Khi nghiên cứu hiện tượng này, Lapicque đã đưa ra định nghĩa rằng, cường độ dòng một chiều nhỏ nhất có thể gây ra sự co cơ tối thiểu gọi là Rheobase. Nhưng ngay cả khi đã đạt đến ngưỡng này, muốn gây ra kích thích, dòng điện cũng phải tác dụng đủ lâu trong một khoảng thời gian tối thiểu nào đó. Thời gian này gọi là thời gian hữu ích.

Cường độ dòng và thời gian tác dụng của dòng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng sinh ra co cơ. Cường độ dòng tăng lên , thời gian hữu ích sẽ giảm xuống, và ngược lại : nếu giảm cường độ dòng thì thời gian hữu ích sẽ tăng lên .Mối quan hệ này phản ánh tình trạng sinh lý của mô cơ và do đó có thể sử dụng để chẩn đoán cơ. Kỹ thuật chẩn đoán là dùng các giản đồ, trong đó có một trục là cường độ dòng điện (i), còn một trục là thời gian (t). Tên gọi của biểu diễn này gọi là đường cong i/t , một vấn đề chúng ra sẽ xét kỹ ngay sau này ( Dòng điện kích thích dùng để chẩn đoán).

Cho đến nay , ta vẫn mặc nhiên thừa nhận rằng, dòng điện được sử dụng là dòng tạo bởi các xung vuông góc: ngay khi đóng mạch, dòng đạt tới cực đại, còn ngay khi ngắt mạch dòng lập tức trở về không. Nhưng nếu dòng điện không tăng tức thời như vậy, mà từ từ tăng tới giá trị cực đại khi đóng mạch thì ta sẽ có một loại xung khác, gọi là xung tam giác. Một dạng tăng lên khác của dòng khi đóng mạch, vẫn là tăng từ từ nhưng không theo một đường thẳng mà lại theo dạng đường cong kiểu e-mũ. Khi đó ra sẽ có xung dạng e-mũ hay còn gọi là lũy thừa. Cách thức tăng cường độ dòng tới cực đại được hiểu là độ dốc của xung. Có nhiều cách nhằm thay đổi tốc độ dốc của xung: thay đổi thời gian tác dụng , thay đổi cường độ dòng và thay đổi dạng xung ( Hình 2.15). Tác dụng gây co cơ cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ dốc của xung.

Để hiểu rõ vai trò của độ dốc xung trong hiệu ứng kích thích, ta xét kỹ dãy xung ( từ 1 đến 10) trong hình 2.15 c. Điều quan trọng không phải chỉ là bản thân sự co cơ, mà còn là cảm giác bệnh nhân. Với các xung có độ dốc lớn ( xung 8 và xung 9 trong dãy ), bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, và từ đó có thể thực hiện một thủ thuật nhỏ: dùng các dạng xung này vì có thể sử dụng cường độ dòng cao hơn một chút. Và đó cũng chính là lý do vì sao người ta lại dùng xung vuông góc để xây dựng đường cong chẩn đoán i/t. Nếu bây giờ cho dòng điện tăng chậm dần ( độ dốc giảm – chuyển sang các xung 7,6,5,4,3,2 trong hình 2.15c) và nếu cấu trúc cơ – thần kinh là hoàn toàn mạnh khỏe, sự co cơ sẽ yếu dần. Như vậy, nếu thời gian tác dụng là như nhau, để có một co cơ mạnh

như nhau, cường độ dòng ở xung tam giác phải lớn hơn cường độ dòng ở xung chữ nhật. Sự chênh lệch này không nhỏ : từ 2,5 đến 5 lần.

Hình 1.4. Các kiểu thay đổi độ dốc của xung.

a) Xung tam giác : Thay đổi độ dốc nhờ thay đổi thời gian tác dụng- Thời gian tác dụng của xung càng dài thì độ dốc của xung càng giảm.

b) Xung tam giác: Thay đổi độ dốc nhờ thay đổi cường độ - Cường độ xung lớn thì độ dốc xung càng tăng.

c) Các kiểu thay đổi độ dốc của xung qua việc thay đổi dạng xung: từ xung tam giác, qua xung lũy thừa (e-mũ), tới xung hình thang rồi chữ nhật, trong đó cả cường độ dòng lẫn thời gian tác dụng là không đổi.

Khi độ dốc xung giảm quá một giới hạn nào đó, hiệu ứng co cơ cũng sẽ không còn. Nguyên do của hiện tượng này là sự thích ứng ( accomodation ) sợi cơ. Tính thích ứng chỉ thể hiện ở những tổ chức cơ – thần kinh mạnh khỏe. Trong trường hợp bệnh lý, chẳng hạn thoái hóa, khả năng này mất đi. Đấy là một cơ sở để kích thích co cơ chọn lọc: chỉ cơ tổn thương co, còn cơ khỏe mạnh không có hiệu ứng.

Như vậy, tác dụng kích thích của một xung riêng lẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố: cường độ xung, thời gian kéo dài xung và độ dốc của xung. Nhưng nếu ta có một dãy xung, nghĩa là hàng loạt xung nối tiếp nhau, thì có một tham số khác có ảnh hưởng quan trọng lên hiệu ứng kích thích: khoảng cách thời gian giữa hai xung kế tiếp. Như chúng ta đã nói ở phần điện sinh lý, sau mỗi kích thích cả sợi cơ lẫn sợi thần kinh đều cần một thời gian hồi phục tối thiểu để có thể sẵn sàng tiếp nhận kích thích tiếp theo. Nếu xung kế tiếp xuất hiện trong khoảng thời gian này, sẽ không có hiệu ứng. Thời gian đó gọi là thời gian trơ. Thời gian trơ của dây thần kinh phụ thuộc nhiều vào tốc độ dẫn truyền kích thích trong sợi dây thần kinh đó. Thời gian trơ của dây thần kinh vận động ( tốc độ dẫn truyển 50-80m/s) lớn hơn nhiều thời gian trơ trong dây thần kinh thực vật ( tốc độ dẫn truyền chỉ vào cỡ 1-2m/s).Khi cấu trúc cơ – thần kinh thương tổn, thời gian trơ cũng thay đổi và nói chung là có xu hướng tăng lên , nghĩa là khoảng cách giữa hai xung cũng phải lớn hơn thì mới có kích thích. Hiện tượng này cũng thấy rõ khi cơ mỏi mệt do cơ co nhiều.

Cuối cùng, yếu tố có ảnh hưởng lên kích thích là chiều dòng điện. Tác dụng của hai điện cực trong trường hợp này là khác nhau. Hiệu ứng kích thích ở dưới vùng catot đối với cấu trúc cơ thần kinh mạnh khỏe luôn luôn mạnh hơn, còn với các mô đã bị tổn thương, kích thích ở vùng catot cũng đa phần mạnh hơn. Trong các bài tập thể dục

điện, thường thì anot có diện tích lớn hơn và đặt gần gốc (proximal), trong khi catot được đặt xa hơn (distal).

Có nhiều loại dòng kích thích khác nhau, tùy theo dạng xung, tần số, đôi khi được gọi tên theo danh tính các nhà khoa học. Các tác giả khác nhau cũng có những lựa chọn khác nhau khi giới thiệu các dòng này. Chúng tôi chọn phương thức tổng hợp để giúp bạn đọc làm quen với tất cả những dòng kích thích phổ biến nhất.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình kiểm chuẩn cho thiết bị điều trị điện (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)