Nội dung phương pháp đo chiều dài bằng thước thép

Một phần của tài liệu Xem tại đây (Trang 41 - 44)

Biên chế nhóm đo gồm 3 người: 2 người căng thước một người ghi sổ.

Trên khu đất bng:

Trước hết cần dóng hướng cạnh đo tức là dựng 2 sào tiêu ở hai đầu đường thẳng cần đo A và B nếu chiều dài cạnh đo lớn hơn 150m, cần cắm thêm một số sào tiêu trung gian (cách nhau khoảng 50m) nằm trên đường thẳng nối hai điểm đầu và cuối cạnh đo. Nếu dóng bằng mắt thường ta dùng phương pháp dóng hướng đường thẳng để xác định ra vài điểm trung gian thẳng hàng với A và B và dựng sào tiêu trên các điểm đó.

Trình tự thao tác đo như sau: một người cầm đầu thước có vạch 0m - gọi là người đi "sau", đặt vạch "0" tại tâm cọc A và giữđầu thước bằng một que sắt cắm trên tâm cọc A; một người căng đầu kia của thước - gọi là người đi "trước" - cầm 10 que sắt (giả sử dùng bộ 11 que). Người "sau" ngắm các tiêu và điều khiển người "trước" xê dịch đầu thước sao cho toàn thân thước nằm trên đường thẳng AB và ra hiệu lệnh "căng thước". Khi nghe hiệu lệnh này, người "trước" căng thước bằng một lực vừa phải và cắm 1 que sắt tại vạch đầu thước (ví dụ vạch 20m) và trả lời "xong".

Người "sau" nhổ que sắt tại A, người "trước” để lại 1 que cắm xuống đất, cả hai cùng nâng thước tiến về B. Khi người "sau" tới chỗ que sắt mà người trước cắm lại thì hô dừng và lại đặt vạch "0" của thước vào vị trí que sắt, điều khiển người "trước" xê dịch đầu thước cho thước thẳng hàng trên AB rồi thao tác lặp lại như lần đặt thước thứ nhất. Cứ làm như vậy cho tới khi người "trước" hết bộ que sắt, tức là người "sau" có trong tay 10 que thì đoạn đã đo tương ứng lần đặt thước (10 lần x 20m = 200m): lúc đó người "sau"

đưa 10 que cho người "trước" tiếp tục đo, và người ghi sổ căn cứ vào số lần trao que đểđánh dấu vào sổ.

Khi đoạn cuối cùng ngắn hơn chiều dài thì phải căn cứ vào tâm cọc B làm chuẩn đểđọc số trên thước.

Khi đó, chiều dài đoạn thẳng AB sẽ là: AB = L.n + l

Trong đó: L: Chiều dài thước l: Chiều dài đoạn lẻ n: Số lần đặt thước

Giả sử sau khi đo xong đoạn thẳng AB, trong sổ ghi được 1 lần trao que, số que sắt còn trong tay người "trước" là 5 que và đoạn lẻ cuối cùng đọc được là 12,23m thì chiều dài đoạn AB sẽlà:

20m x 10lần + 20m x 5 + 12,23m = 312,23m

Để kiểm tra và nâng cao kết quả đo, phải tiến hành đo 2 lần "đo đi" và "đo về" theo hai chiều ngược nhau (từ A tới B và từ B vềA).

Phương pháp đo chiều dài trên có thểđạt độ chính xác 1:2000.

Trên khu đất dc:

Đối với địa hình đo có độ dốc thì các chiều dài đo phải quy về chiều dài nằm ngang, vì thế khi mặt đất dốc, cần có thêm dụng cụ điều chỉnh thước về vị trí nằm ngang: Đó là ống thủy gắn vào thước gỗ, có tên gọi là nivô thợ nề.

Giả sử cần đo chiều dài giữa A và B; hướng đo dốc xuống chiều từ A về B dây dọi

A

ống thủy

d B

Hình 5.3. Đo đường có độ dc

Đặt đầu "0" của thước tại A, đầu kia treo quả dọi, trên mặt thước đặt nivô. Nâng hoặc hạ đầu thước đểđưa bọt ống thủy nhỏ vào giữa ống, lúc đó thước nằm ngang; căng thước và quả dọi rơi vào một điểm, đánh dấu điểm đó và chuyển thước đo tiếp về hướngB.

Rả

nh 60

V dọi

i

rồi dựng một sào có chiều cao là i trên điểm B. Quay hướng ngắm vào đầu mút của sào, lúc này dây dọi treo trên thước chắn vào một số đọc trên bàn độ, số đọc này chính là giá trị góc dốc V của mặt đất.

Hình 5.4. Xác định góc dc

Nếu giữa A và B mặt đất có độ dốc không đều, ta chia chiều dài AB thành nhiều đoạn nhỏ, trong mỗi đoạn nhỏ độ dốc mặt đất là đều và cũng tiến hành đo như trên, rồi cộng kết quả lại, ta có chiều dài nằm ngang của AB

Hình 5.5. Xác định khong cách đon có độ dc không đều

Những sai số thường gặp phải khi đo chiều dài bằng thước thép: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dùng thước thép thường có thể đo được chiều dài với độ chính xác khoảng 1:2000 đến 1:3000 khi cạnh đo được dóng bằng máy kinh vĩ, thước đo phải được kiểm định và tính số hiệu chỉnh vào kết quả đo để loại trừ bớt sai số do bản thân thước và do nhiệt độ môi trường.

Sai số của bản thân thước: Trước khi dùng thước thép để đo chiều dài cần phải kiểm nghiệm để tìm ra chiều dài thật của nó.

Gọi l0 là chiều dài danh nghĩa ghi trên thước, lklà chiều dài thực đo kiểm nghiệm tìm ra, thì sai số của thước là: Δlk = l0 – lk

Sai số này có tính hệ thống, phải tìm ra trị số và dấu của nó để cải chính vào kết quả đo.

Sai số nhiệt độ môi trường thay đổi: Thước thép giãn nở hoặc co lại theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường; vì vậy phải có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ trong quá trình đo. Gọi Δt là số hiệu chỉnh do nhiệt độ, ta có: t L. (t t )0 Δ = α − Ph ươ A C B P Đ 10

Trong đó: L - Chiều dài thước thép. [ m ]

α - Hệ số dãn nở vì nhiệt của thép, (α = 12.10-6) t - Nhiệt độ khi đo, [ oc]

to - Nhiệt độ khi kiểm nghiệm thước, [oc]

Ngoài ra phải kéo thước thật thẳng và căng để loại trừ sai số do thước bị

võng, vặn, xoắn.

Biết các nguyên nhân trên, có thể dùng các biện pháp đo, chọn điều kiện đo thích hợp, tính toán hiệu chỉnh để ra kết quảđo đáng tin cậy nhất.

Một phần của tài liệu Xem tại đây (Trang 41 - 44)