Phương pháp giao hội hướng chuẩn, dóng hướng và đặt khoảng cách:

Một phần của tài liệu Xem tại đây (Trang 62)

cách:

Phương pháp giao hi hướng chun

Được áp dụng rất phổ biến trong thi công phần móng công trình dựa vào các dấu trục đã được đánh dấu nằm ngoài phạm vi thi công tạo thành các hướng chuẩn vuông góc với nhau. Điểm P1 cần bố trí nằm tại giao điểm của hai trục B-B’ và 1-1’(hình 9.11). Nếu quy mô công trình không lớn như nhà ở của gia đình thì hướng chuẩn là các sợi dây cước căng giữa hai điểm dấu trục. Đối với các công trình lớn thì hướng chuẩn được tạo nên bằng hai máy kinh vĩ đặt tại điểm gốc 1 hướng tới tiêu ngắm đặt tại 1’ và đặt tại B hướng tới B’. Điểm P1 được đánh dấu cố định bằng cọc gỗ có đinh mũ tại giao điểm của hai sợi dây hay hai tia ngắm, tức là trùng với dây chỉ đứng hay tâm lưới chỉ của cả hai máy kinh vĩ. Dóng hướng và đặt khong cách: P ST K βΑ

Là đặt các khoảng cách thiết kế theo từng trục trên hướng trục được tạo nên bằng máy kinh vĩ và tiêu đo được định tâm tại hai đầu trục. Các điểm Pi cần bố trí nằm thẳng hàng trên hướng chuẩn là trục B-B’. Dóng hướng BB’ (Đặt máy kinh vĩ tại điểm gốc B ngắm tiêu đặt tại B’) . Đặt các khoảng cách bằng bước cột Si trên hướng chuẩn sẽđánh dấu được các điểm tim cột Pi.

Hình 7.4. Phương pháp giao hi hướng chun

Độ chính xác của phương pháp giao hội hướng chuẩn chủ yếu phụ thuộc vào độ chính xác dựng hướng chuẩn.

7.1.5. Phương pháp to độ vuông góc

Được áp dụng chủ yếu trên những mặt bằng xây dựng có lưới ô vuông. Điểm C được bố trí theo các số gia toạ độ Δx và Δy so với một điểm gần nhất của lưới ô vuông (điểm A). Dóng hướng chuẩn AB của lưới ô vuông, đặt khoảng cách lớn hơn (Δy) , đánh dấu được điểm V. Tại điểm V, ta định tâm máy kinh vỹ, bố trí góc 900 rồi đặt khoảng cách nhỏ hơn (Δx) trên hướng vuông góc vừa dựng, ta đánh dấu cố định được điểm P.

`

Hình 7.5. Phương pháp ta độ vuông góc

Để hạn chế sai số dựng góc vuông, cần tuân thủ đúng trình tự đặt số gia lớn trước theo cạnh của lưới ô vuông, sau đó mới đặt số gia nhỏ theo đường vuông

A β1 β2 B P S1 S2 B’ 1’ P1 S1 S4 B S3 S2

góc vừa dựng. Trong phạm vi 100m, độ chính xác xác định điểm C không vượt quá 2cm.

Ngoài ra, phương pháp đường vuông góc còn được áp dụng rất hiệu quả khi các trục công trình vuông góc với nhau (Hình 7.6) . Sau khi các điểm Pi đã được bố trí theo phương pháp dóng hướng . Tại Pi bố trí các góc vuông rồi đặt các khoảng cách lTK ta sẽ đánh dấu được các điểm Qi hoặc Ki. Trước khi thi công ta cần kiểm tra lại các điều kiện thẳng hàng và kích thước bước cột... để nâng cao độ chính xác của công tác bố trí.

Hình 7.6. Phương pháp ta độ vuông góc

Khi bố trí công trình dạng tuyến như đường giao thông, sau khi bố trí các điểm trên trục tim đường, người ta cũng thường chọn phương pháp tọa độ vuông góc để bố trí các điểm nằm trên chỉ giới đường đỏ (mép đường, mép vỉ hè), nằm trên hướng vuông góc với trục tim đường và cách tim đường một khoảng cách nằm ngang đún bằng nửa độ rộng mặt cắt ngang của tuyến đường.

7.3. Chuyển độ cao thi công lên sàn công tác

Để truyền độ cao lên các tầng thi công người ta có thể dùng 2 cách:

Máy thuỷ bình và mia theo đường cầu thang hoặc có thể truyền độ cao lên tầng bằng thuỷ chuẩn hình học kết hợp với thước thép treo thẳng đứng. Trong xây dựng nhà cao tầng hiện nay, biện pháp thông dụng nhất và chắc chắn nhất là thuỷ chuẩn hình học kết hợp với thước thép treo thẳng đứng. Sơ đồ chuyền độ cao lên tầng được thể hiện trên hình 7.7 dưới đây:

A P Δx C Δy 1 V lTK B’ B 1’ P1 S1 S2 S3 P2 P3 P4 4’ Q1 K1 Q2

Hình 7.7. Truyn độ cao lên tng

Theo sơ đồ này cần sử dụng 2 máy thuỷ bình đặt tại mặt bằng gốc (hoặc mức sàn nào đó) và đặt tại sàn tầng thứ i cần phải chuyển độ cao lên. Thước thép được treo thẳng đứng và kéo căng, để hạn chế sự rung động của thước thép do tác động của gió, có thể chọn vị trí khuất gió phía trong của công trình để thả thước thép treo. Các vị trí đó có thể là buồng thang máy, giếng trời, khe cầu thang bộ... Trong điều kiện thiếu ánh sáng có thể chiếu sáng mia và thước thép bằng đèn pin. Đặt máy thuỷ bình thứ nhất tại mặt sàn gốc, đọc số trên mia dựng tại điểm mốc độ cao R là a1 và trên thước thép treo là b1. Máy thuỷ bình thứ hai đọc số trên thước thép treo là b2 và trên mia dựng tại điểm cần chuyển độ cao (M) trên tầng thứ i là a2.Vậy độ cao (HM) của tầng thứ i sẽ được xác định theo công thức: HM= HR + a1 + (b1 - b2) - a2.

Tương tự như trên cần chuyển thêm một điểm độ cao nữa lên tầng thi công thứ i. Để tạo điều kiện kiểm tra và nâng cao độ chính xác cũng như thuận lợi cho việc chuyển độ cao lên tầng tiếp theo.

Trong quá trình đo cần đặt máy thuỷ bình tại giữa mia và thước thép để loại trừ sai số do trục ngắm không song với trục của ống thuỷ dài.

Sai số cho phép việc truyền độ cao lên các tầng phụ thuộc vào chiều cao của tầng cần chuyền độ cao. Theo kinh nghiệm của Nhật bản sai số cho phép việc truyền độ cao quy định như sau:

Độ cao công trình H < 8 m 8m < H < 15m H > 15 m

Đo kim tra độ cao gia 2 đim: Việc truyềnđộ cao đến 2 điểm trên mặt sàn thi công thứ i từ hai điểm mốc độ cao riêng biệt tại mặt sàn gốc (hoặc mức sàn nào đó) sẽ thuận lợi cho việc kiểm tra phát hiện và loại bỏ sai số thô, tính toán bình sai nâng cao độ chính xác.

7.4. Chuyển trục lên cao

Chuyển trục lên các tầng trên cao thực chất là chuyển các điểm đặc trưng của công trình lên cao hay là chuyển toạ độ các điểm đặc trưng của công trình. Để chuyển tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các mặt bằng lắp ráp ở trên cao có thể sử dụng các phương pháp:

- Sử dụng máy kinh vĩđối với các nhà nhỏ hơn 5 tầng;

- Sử dụng máy chiếu đứng; phương pháp tọa độ bằng máy toàn đạc điện tử; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng công nghệ GPS.

Việc chuyển tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các mặt bằng lắp ráp ít nhất phải được thực hiện từ ba điểm tạo thành một góc vuông hoặc một đường thẳng để có thể kiểm tra kết quả chuyển tọa độ. Nếu Đơn vị thi công có máy kinh vĩ điện tử và kính ngắm vuông góc thì có thể sử dụng chúng như máy chiếu đứng để chuyển tọa độ từ mặt bằng cơ sơ lên các mặt bằng lắp ráp ở trên cao. Ta phải truyền toạ độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bắt đầu từ tầng 2 khi đơn vị thi công lập xong mặt bằng ván khuôn để chuẩn bịđổ bê tông sàn. Công tác Trắc địa phải tiến hành xác định rõ vị trí đường biên theo thiết kế của mặt sàn, vị trí các lỗ phục vụ cho việc chiếu chuyển điểm lưới bố trí lên các tầng, vị trí tất cả các bộ phận ngầm khác cần lắp đặt trước khi đổ bê tông sàn. Quá trình xác định các vị trí này có thể tiến hành bằng máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện tử hoặc chiếu sơ bộ bằng máy chiếu đứng với độ chính xác 1 cm . Sau khi đổ bê tông, công việc chuyển các điểm lưới bố trí bên trong sẽđược thực hiện lại bằng quy trình thao tác chặt chẽ hơn theo một trong các phương án sau:

*.Truyn tođộ lên cao bng máy kinh vĩ vi các nhà có s tng <4.

Đây là phương pháp chiếu điểm bằng tia ngắm nghiêng (hình 9.20), quá trình thực hiện ở những nơi điều kiện xây dựng rộng rãi, công trình xây dựng có số tầng ít hơn 4. Hoàn toàn không phù hợp cho những nhà có số tầng cao hơn và những nhà xây chen, mặt bằng xung quanh chật hẹp.

Hình 7.8. Truyn độ cao xung hm và lên sàn.

Phương pháp ngắm nghiêng bắng máy kinh vỹ thường gặp sai số lớn khi số tầng nhiều lên. Ngoài ra phương pháp ngắm nghiêng có thể chuyền lên trên đường viền ngoài của sàn ngang hay mặt cột phía ngoài chỉ một điểm của đường trục, mà không thể chuyền điểm thứ 2 vào bên trong công trình bằng phép ngắm trực tiếp vì bị các yếu tố kết cấu khung cản hướng ngắm. Các điểm của đường trục thiết kế ở trên sàn thường phải lấy theo các điểm chuyền lên đường viền sàn của các tầng. Điều này làm giảm độ chính xác vốn đã thiếu, các điểm trục bố trí bên trong phải chịu sai số một lần nữa. Vì vậy phương pháp này chỉ áp dụng cho nhà nhà thấp tầng (nhỏ hơn 4 tầng).

* Truyn to độ lên cao bng máy toàn đạc đin t vi các nhà có s tng

<10.

Đối với các công trình nhà cao tầng xây dựng trên mặt bằng tương đối rộng rãi, chiều cao công trình không vượt quá 10 tầng, có thể sử dụng máy toàn đạc điện tử để chuyển vị trí các điểm lưới cơ sở lên mặt sàn. Thực chất là chuyển toạ độ từ điểm đã đánh dấu ở mặt bằng gốc lên sàn thi công. Các máy điện tử được sử dụng để chuyển điểm lên cao phải có sai số đo cạnh <± 5mm , sai số đo góc <± 5".

Đầu tiên cần lập một số điểm cố định (2 đến 3 điểm) ở bên ngoài công trình, các điểm này cần ngắm thông tới các điểm khống chế trên mặt bằng móng và thuận tiện cho việc chuyển toạ độ lên các tầng xây dựng. Đo nối đẻ xác định chính xác toạ độ của các điểm này trong hệ toạ độ của lưới khống chế trên mặt bằng móng. Tiến hành chuyển sơ bộ vị trí các điểm khống chế trên mặt móng lên mặt sàn tầng. Đặt máy toàn đạc điện tử tại các điểm cố định bên ngoài công trình, đo đạc để xác định chính xác toạ độ các điểm trên sàn tầng. Sau khi có được toạ độ những điểm này, tính toán các yếu tố hoàn nguyên và hoàn nguyên các điểm về vị trí thiết kế. Bước cuối cùng là đo kiểm

tra chiều dài cạnh và góc của lưới gồm các điểm đã hoàn nguyên để xác nhận độ tin cậy của việc chuyển điểm.

Độ chính xác của phương pháp phụ thuộc chủ yếu vào khả năng của máy toàn đạc điện tử và có thể coi gần đúng bằng 2 lần độ chính xác đo toạ độ. Tuy nhiên độ chính xác xác định toạ độ của máy lại giảm khi độ nghiêng của tia ngắm tăng, vì khi đó độ chính xác của hướng đo giảm đi. Đây cũng là một trong những nhược điểm của phương pháp.

* Truyn to độ lên cao bng máy chiếu đứng loi ZL.

Khi xây dựng các nhà cao hơn 10 tầng thì giải pháp thông dụng và chắc chắn nhất là sử dụng các máy chiếu đứng để chuyển tâm toạ độ lên cao theo phương thẳng đứng.

Nếu sử dụng các loại máy chiếu đứng thì phải để các lỗ chờ có kích thước lớn hơn hoặc bằng 150 mm x 150 mm. Tại mỗi vị trí phải thực hiện việc chiếu từ ba hoặc bốn vị trí bàn độ ngang của máy cách nhau 120° hoặc 90° và lấy vị trí trung bình của các lần chiếu (trọng tâm của tam giác đều hoặc của hình vuông) tạo thành được chọn làm vị trí cuối cùng để sử dụng.

Hình 7.10. Truyn độ cao lên các tng bày máy chiếu đứng

Máy chiếu đứng ZL là loại máy chuyên dùng để tạo ra tia ngắm thẳng đứng (giống như một dây dọi) để chiếu từ dưới lên trên. Hiện nay trên thị trường có một số loại máy như PZL (Đức) ZL và NZL của LEICA (Thuỵ Sỹ) trong đó NZL có thể chiếu được hai chiều: chiều từ dưới lên trên hoặc chiếu từ trên xuống dưới.

Hiện nay có hai loại máy chiếu đứng đang được sử dụng trong các công tác Trắc địa công trình đó là: loại máy tạo ra đường thẳng đứng bằng tia lase và loại máy tạo ra đường thẳng đứng bằng tia ngắm quang học. Trong hai

Quy trình chiếu cơ bản các loại máy đều được thực hiện như nhau. Sau đây sẽ giới thiệu trình tự chiếu của máy chiếu loại ZL:

+ Đặt l chiếu ti các v trí thích hp.

Công việc này được tiến hành ngay sau khi đơn vị thi công ghép ván khuôn và trước khi đổ bê tông sàn. Quá trình thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Đầu tiên kỹ thuật viên Trắc địa phải đánh dấu tương đối chính xác các vị trí lỗ hổng trên mặt sàn tầng thi công, để theo đó người ta sẽ cắt ván khuôn sàn và lắp đặt vào đó các hộp khuôn bằng gỗ có kích thước (20x20cm). Mục đích chừa các lỗ hổng dùng cho việc chiếu các điểm sau khi đổ bê tông. Tiến hành cố định các hộp gỗ một các chắc chắn và gắn lên mặt trên của nó (tức là sàn tầng cần chuyển toạ độ lên) tấm lưới chiếu (Paletka). tám lưới này thường làm bằng mi-ca trong suốt, trên đó có kẻ một mạng lưới ô vuông và ghi số toạ độ theo hai hướng. Dựa theo số đọc trên lưới có thể xác định được vị trí chính xác của đường thẳng đứng được chiếu lên.

Đặt máy chiếu đứng tại các điểm cơ sở cần chiếu trên mặt bằng gốc chiếu kiểm tra vị trí đặt lỗ chiếu đồng thời đánh dấu vị trí các điểm chiếu được lên trên tấm lưới chiếu Điểm này sẽ được dùng đểđịnh tâm máy kinh vĩ phục vụ cho việc bố trí sơ bộ các trục, đo khoảng cách thiết kế để định dạng mép trong của ván khuôn, đường biên của mặt sàn tầng và đường biên của các vị trí khác.

Do độ chính xác các kích thước phần bê tông có thể cho phép đến 1cm, nên có thể dùng máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc điện tử có bộ phận định tâm quang học tốt. Để thay việc chiếu kiểm tra và đánh dấu sơ bộ bằng việc đặt máy ngay lên lỗ hổng của sàn cốp pha, định tâm trực tiếp xuống vị trí tâm điểm của lưới bố trí cơ sở đã được đánh dấu tại mặt bằng tầng liền trước đó, sau đó bố trí vị trí cốp pha và biên tầng theo các phương pháp thông thường. Việc chiếu điểm để truyền toạ độ các điểm một cách chính xác sẽ được thực hiện lại với quy trình và thao tác chặt chẽ sau khi đã hoàn thiện quá trình đổ bê tông mặt sàn.

+ Thc hin chiếu đim bng máy chiếu ZL.

Các máy chiếu đứng nói trên đều làm việc theo nguyên tắc tự động với cơ cấu tự điều chỉnh để tạo ra đường thẳng đứng trong máy bằng cách dựa trên nguyên lý con lắc treo, phạm vi hoạt động theo cơ cấu tự điều chỉnh với máy chiếu ZL là ±10'. Định tâm dụng cụ được thực hiện nhờ bộ dọi tâm quang học lắp ở đế máy. Sai số đặt đường thẳng đứng quang học của bộ tự cân bằng là khoảng 0,5”. Độ chính xác chiếu đứng bằng dụng cụ PZL khi chiều cao chiếu đến 100m là ±1,2mm.

Đầu tiên người ta phải đặt máy tại các điểm cơ sở trên mặt bằng tầng gốc, để chiếu thông qua lưới chiếu toạ độ (Tấm Paletka) được gắn tại các lỗ

hổng chừa ra tại các sàn tầng phía trên. Sau khi điều chỉnh cho máy vào đúng tâm mốc, cân bằng bọt nước. Ở vị trí số đọc 0O trên thị kính qua tia chiếu thẳng đứng ta đánh dấu được 1 điểm trên tấm Paletka, tương tự tại các vị trí 90O, 180O, 270O trên thị kính ta lần lượt đánh dấu tiếp được các điểm 2,3,4 thông qua đường ngắm thẳng đứng trên tấm Paletka. Nối các điểm đối xứng lại giao của chúng cho ta điểm cần chiếu. Đó chính là vị trí tương ứng của điểm lưới cơ sở tại mặt sàn của tầng thi công. Tuy nhiên trong quá trình chiếu

Một phần của tài liệu Xem tại đây (Trang 62)