HOẠTĐỘNG 3: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy cụm bài thực hành tiếng việt phát triển phẩm chất năng lực HS (Trang 30 - 33)

D. PHƯƠNG PHÁP

HOẠTĐỘNG 3: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠTĐỘNG 3: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

GV lưu ý HS khi dùng thành ngữ, điển cố để đặt câu cần phải:

- Tìm hiểu và nắm rõ ý nghĩa và cách dùng của từng thành ngữ,điển cốđó cả nghĩa biểu hiện và sắc thái biểu cảm.

- Dùng thành ngữ, điển cố phù hợp với nội dung, ý nghĩa của cả câu.

GV: làm quản trò, thẩm định kết quả, và công bốđội chiến thắng.

rồi ấy chứ!...

- Đặt câu với các điển cố: + Chúng ta phải có bản lĩnh trong công việc, tránh tình trạngđẽo cày giữa đường.

+ Chỗấy chính là gót chân A-sin của đối phương đấy.

+ …

HOẠT ĐỘNG 3: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

• Mục đích: Khắc sâu và mở rộng, nâng cao kiến thức về thành ngữ và điển cố

• Phương pháp: tự học, nghiên cứu vấn đề • Thời gian: 10 phút hoặc có thể giao về nhà

Hoạt động của GV và HS Dự kiến kết quả cần đạt Bài 4:

GV cho HS củng cố kiến thức bằng bài tập mở rộng: Tìm những thành ngữ, điển cố có trong các ngữ liệu sau và phân tích hiệu quả nghệ thuật của nó.

Bài 4:

+ Đố ai lượm đá quăng trời

Đan gầu tát biển, ghẹo người trong trăng

+ Sụt sùitủi phận hờn duyên

Bài tập 5: (có thể làm ở nhà)

GV: hướng dẫn các nhóm HS sưu tầm 1 – 2 câu chuyện gắn với việc giải thích thành ngữ hoặc điển cố và chỉ rõ việc gắn thành ngữ hoặc điển cố với những câu chuyện đó có ý nghĩa gì.

HS: làm việc theo hình thức hoạt động nhóm, có thể chia sẻ sản phẩm bằng nhiều cách khác nhau: kể trước lớp, kể trong nhóm, trình bày dưới hình thức báo tường và treo ở góc học tập để mọi người có thể tham khảo. …

GV: có thể vận dụngđa dạng các hình thứcđánh giá: đánh giá một số sản phẩm, từng cặp, nhóm đánh giá chéo, mỗi nhóm đánh giá một sản phẩm, …

+ Quản bao tháng đợi năm chờ

Nghĩ ngườiăn gió nằm mưa xót thầm + Trông cái mã ngoài thì rõ oai phong thế mà không ngờ lão ấy lại làthằng ba que xỏ lá bậc thầy.

Bài 5:

HS có thể lựa chọn, tìm kiếm và giải thích các thành ngữ khác nhau.

Ví dụ 1:Cưỡi ngựa xem hoa: là thành ngữ có nghĩa làm việc qua loa, đại khái, không tìm hiểu kĩ. Thành ngữ này bắt nguồn từ câu chuyện sau: Một chàng công tử bị què chân, muốn tìm người yêu liền bày tỏ mong muốn với bà mối. Bà mối cũng vừa nhận lời đề nghị tương tự của một cô gái khá xinh đẹp nhưng bị sứt môi. Mong cho hai người họ nên duyên, bà mối nghĩ cách dàn xếp cuộc gặp mặt. Bà dặn chàng công tử cưỡi ngựađi qua cổng để xem mặt cô gái và dặn cô gái đứngở cổng, tay cầm bông hoa che ngang miệng. Hai bên nhìn nhau ưng ý và nhanh chóng tiến tới hôn nhân. Khi cưới về họ mới biết các tật của nhau.

Ví dụ 2: Điển cố “kết cỏ ngậm vành”: bắt nguồn từ hai sự tích sau: Nguỵ Vũ Tử đời nhà Tấn rất yêu quý người vợ lẽ nên khi hấp hối thì dặn con trai là Nguỵ Khoả hãy chôn người vợ lẽ yêu dấu theo cùng mình. Nguỵ Khoả không đành lòng nên sau khi cha chết, cho vợ lẽ của cha đi lấy chồng khác. Về sau, Nguỵ Khoả tuân lệnh nhà vua đi đánh giặc. Trong lúc đang giao đấu kiệt sức sắp thua tướng giặc nhà Tần là Đỗ Hồi

thì bỗng dưng thấy Đỗ Hồi bị vấp, vướng cỏ mà ngã. Nhờ thế, Nguỵ Khoả bắt được Đỗ Hồi. Đêm về Nguỵ Khoả nằm mộng chiêm bao, gặp mộtông già đến cầm tay ân cần mà nói: “Cảm kích vìông đã không chôn sống con gái tôi nên sáng nay tôi đã kết cỏ mà làm vướng chân giặc để cứuông”. Đó là tích kết cỏ.

Tích ngậm vành: Đời nhà Hán có Dương Bảo mới lên chín tuổiđi chơiở phía Bắc núi Hoa Âm, thấy một con chim sẻ vàng bị chim cắt cắn gần chết. Bảo đuổi chim cắtđi, đem sẻ về nhà nuôi gần 100 ngày chim mới khoẻ lại rồi bay đi. Đêm ấy có một đồng tửáo vàng miệng ngậm bốn chiếc vòng ngọc đến bái tạ và nói: “Ta là sứ giả của Tây Vương Mẫu, trướcđã nhờ người ra tay cứu vớt nên nay đến đền ơn ngườiđây. Cầu cho con cháu người sau này cũng sẽ vinh hiển”. Quả nhiên về sau, con cháu của Bảo là Chấn, cháu là Bỉnh, chắt là Tứ và chít là Bưu đều được vinh hiển.

 Thành ngữ: Kết cỏ ngậm vành về sau thườngđược dùng như một lời nguyền đền ơn đáp nghĩa, giáo huấn lối sống cao đẹp cho con người.

*Tác dụng: Việc gắn thành ngữ hoặcđiển cố với những câu chuyệnđó khiến cho thành ngữ, điển cố có độ nén về dung lượngý nghĩa (tính hàm súc, cô đọng), đồng thời tạo sự hấp dẫn của mỗi thành ngữ, điển cố đối với ngườiđọc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Dặn dò

- Tìm hiểu thể loại: Chiếu

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy cụm bài thực hành tiếng việt phát triển phẩm chất năng lực HS (Trang 30 - 33)