CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy cụm bài thực hành tiếng việt phát triển phẩm chất năng lực HS (Trang 41 - 44)

II. Trật tự trong câu ghép Bài tập 1: SGK/

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

I. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Từ những lí thuyết về dạy học phát triển năng lực phẩm chất của người học theo xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, người viếtáp dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp nhằm mụcđích:

- Đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng phương pháp đổi mới giáo dục vào thực tế giảng dạy

- Phát huy năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, tính tích cực, chủ động … của học sinh

- Nâng cao chất lượng dạy học phân môn tiếng Việt nói riêng và môn Ngữ văn nói chung.

- Kiểm chứng hiệu quả của phương pháp dạy học mới, đồng thờiđúc kết kinh nghiệm dạy học cho bản thân.

- Rút kinh nghiệm sau mỗi lần giảng dạy, bổ sung và khắc phục những hạn chế trong việc thiết kế các hoạt động dạy học

II. Kế hoạch thực nghiệm

Ứng dụng đổi mới phương pháp vào giảng dạy phân môn tiếng Việt, trước hết tôi áp dụng vào việc thiết kế, soạn giáo án các bài thực hành tiếng Việt tại nhà và sau đó, áp dụng vào thực tế giảng dạy, cụ thể với các lớp khối 11 được phân công giảng dạy tại trường qua các năm học 2018 – 2019, 2019 – 2020

Năm học Các lớpứng dụng giảng dạy

2017 - 2018 10 Lý, 10 Toán, 10 Cận 1

2018 – 2019 11 Lý, 11 Toán, 11 Cận 1

2019 – 2020 11 Hoá, 11 Cận 1

2020 - 2021 11 Toán 1

Sau khi giảng dạy thực tế, tôi có điều chỉnh, bổ sung và sửa đổi giáo án cũng như thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp và có tính ứng dụng cao hơn để từ đó có thể nâng cao được chất lượng giảng dạy cũng như tạo được sự hứng thú, say mê cho các em học sinh đối với bộ môn Ngữ văn.

Sau một thời gian áp dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực vào các bài thực hành tiếng Việt trong thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có một sự tiến bộđáng kể:

- Trong giờ học, không khí học tập sôi nổi, nghiêm túc và học sinh đã nâng cao tinh thần tự giác và hứng thú học tập trong các giờ thực hành.

- Học sinh đã chủ động hoàn thiện các bài tập trên lớp cũng như các bài tậpđược giao về nhà sau mỗi giờ thực hành vàđạtđược yêu cầu.

- Sau mỗi giờ thực hành, học sinh hệ thống lạiđược kiến thứcđã học một cách khoa học, đầy đủ, giảm tình trạng học tủ, học vẹt.

- Các bạn học sinh có học lực yếu hơn đã tích cực tham gia vào các hoạtđộng học tập trên lớp, hăng hái xây dựng bài.

- Các em học sinh có sự tiến bộ trong việc sử dụng ngôn ngữ, cách diễnđạt khi làm văn được cải thiện rõ rệt; năng lực hợp tác, năng lực tư duy ngôn ngữ, tính tích cực, chủ độngđược phát huy.

• Năm học 2017 - 2018

Với khối 10, nhận thấy khi áp dụng phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực đối với các bài thực hành tiếng Việt trong cả hai học kì, kết quả học tập ở các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2017 – 2018 thu được khá khả quan. Cụ thể, ở cả ba lớp 10 Toán, 10 Lý và 10 Cận 1 không có học sinh trung bình hay học sinh kém, số lượng học sinh giỏi chiếm hơn 50% trên tổng số học sinh cả lớp. Cụ thể như sau:

Lớp

số

Giỏi Khá Trung bình Yếu Tổng

SL % SL % SL % SL % SL %

10 Toán 38 21 55.3 17 44.7 0 0 0 0 38 100

10 Lý 35 20 57.1 15 43.9 0 0 0 0 35 100

10 Cận 1 38 23 60.5 15 39.5 0 0 0 0 38 100

Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả tổng kết cả năm, năm học 2017 -2018

Với riêng khối 11, những bài thực hành tiếng Việt chỉ cóở học kì 1. Vì vậy, khi tiến hành thực nghiệm, tôi đánh giá hiệu quả của sáng kiến dựa vào kết quả tổng kết cuối học kì 1 của các lớp.Nhận thấy khi áp dụngphương pháp giảng dạy

theo định hướng phát triển năng lực đối vớicác bài thực hành tiếng Việt, kết quảhọc tậpở các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạyđã có sự tiến bộ rõ rệt, cụ thểnhư sau:

• Năm học 2018 – 2019: Học kì 1

Lớp

số

Giỏi Khá Trung bình Yếu Tổng

SL % SL % SL % SL % SL %

11 Toán 38 23 60.5 15 39.5 0 0 0 0 38 100

11 Lý 35 24 68.6 11 31.4 0 0 0 0 35 100

11 Cận 1 38 25 65.8 13 34.2 0 0 0 0 38 100

Bảng 2: Bảng tổng kết kết quả học tập cuối kì 1, năm học 2018 - 2019

Với năm học 2019 – 2020, 2020 – 2021 tiếp tụcáp dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ngay từ học kì 1 đối với các lớp 11, tôi cũng thu lại được kết quả học tập khả quan, hiệu quả. Đa số, các lớp đều có số học sinh giỏi, khá chiếm tỉ lệ phần trăm cao (trong đó, số học sinh giỏi chiếm phần trăm lớn hơn), số học sinh trung bình, học sinh yếu đều không có. Cụ thể như sau:

• Năm học 2019 – 2020: Học kì 1

Lớp

số

Giỏi Khá Trung bình Yếu Tổng

SL % SL % SL % SL % SL % 11 Hoá 36 21 58. 3 15 41.7 0 0 0 0 36 100 11 Cận 1 38 29 76. 3 9 23.7 0 0 0 0 38 100

Bảng 3: Bảng tổng kết kết quả học tập cuối kì 1, năm học 2019 - 2020 • Năm học 2020 – 2021: Học kì 1

Lớp

số

Giỏi Khá Trung bình Yếu Tổng

SL % SL % SL % SL % SL %

11 Toán 1 24 17 70.

8

Bảng 4: Bảng tổng kết kết quả học tập cuối kì 1, năm học 2020– 2021

Như vậy, qua việc tổng hợp và phân tích các số liệu cụ thể, tôi nhận thấy được hiệu quả thiết thực mà phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lựcđem lại. Đây cũng là cơ sở để tôi tiến hành sáng kiến kinh nghiệm này.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPT, đề tài dạy cụm bài thực hành tiếng việt phát triển phẩm chất năng lực HS (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w