Giải pháp công trình:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp đê trên nền đất yếu từ quảng ninh đến quảng nam chuyên đề những khái niệm về kỹ thuật công trình biển tổng quan hệ thống đê biển từ quảng ninh quảng nam (Trang 41 - 42)

- Đắp tôn cao đê, hoặc xây tường chống sóng tại những tuyến đê chưa đảm bảo cao trình thiết kế (kể cảđối với các tuyến đê đã được đầu tư nhưng chưa đủ cao trình thiết kế hoặc đã bị xuống cấp), đảm bảo chống gió bão cấp 9 hoặc cấp 10 với mức triều ứng với tần suất p=5% như tiêu chuẩn thiết kế của các tuyến đê đã được

đầu tư thông qua dự án PAM. Đối với trường hợp vượt mức thiết kế nêu trên vẫn có thểđảm bảo an toàn cho đê bằng cách gia cố mặt đê, đồng thời tăng cường công tác hộđê;

- Đắp mở rộng mặt cắt đê (mặt đê tối thiểu phải rộng 4,0 ÷ 5,0m tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng đoạn), những đoạn chiều cao đê trên 5,0m cần đắp cơđê để tăng cường ổn định;

- Gia cố mặt đê bằng bê tông đảm bảo ổn định chống xói mòn, kết hợp phục vụ cho giao thông nông thôn và tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, ứng cứu đê trong mùa mưa bão. Đồng thời, về lâu dài các tuyến đê biển cần nâng tầm lên là tuyến giao thông trọng điểm để phục vụ phát triển kinh tế ven biển, du lịch và tạo tuyến vành đai bảo vệ an ninh quốc phòng;

- Xây dựng kè lát mái kiên cố bằng bê tông đúc sẵn bảo vệ mái đê phía biển tại các vị trí trực tiếp biển, chịu tác động mạnh của sóng;

- Xây dựng các kè mỏ hàn ngang và mỏ hàn dọc giảm tác động của dòng ven, tạo bãi bồi, chóng xói mòn và cắt sóng giữ bãi trước đê;

- Gia cố bảo vệ 3 mặt đối với một số tuyến đê vùng Trung Bộ (đặc biệt là tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam);

- Xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp hoặc hoành triệt các cống dưới đê biển,

đê cửa sông đảm bảo ổn định cho đê, kiểm soát mặn, tiêu thoát lũ, úng phục vụ yêu cầu phát triển tổng hợp về kinh tế xã hội, phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản;

- Trồng cây tạo rừng ngập mặn để vừa chống sóng bảo vệ đê biển, đê cửa sông, đồng thời cải tạo hệ sinh thái vùng ven biển tại các khu vực bãi biển, cửa sông có điều kiện trồng cây chắn sóng (nơi không thể trồng được cây thì phải xây dựng kè bảo vệ);

- Trồng cỏ chống xói bảo vệ mái đê phía đồng đoạn đê trực tiếp biển, mái đê hạ lưu và cả mái đê thượng lưu vùng cửa sông không chịu tác động của sóng hoặc sóng nhỏ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp đê trên nền đất yếu từ quảng ninh đến quảng nam chuyên đề những khái niệm về kỹ thuật công trình biển tổng quan hệ thống đê biển từ quảng ninh quảng nam (Trang 41 - 42)