Địa chất (vật liệu tại chỗ) công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp đê trên nền đất yếu từ quảng ninh đến quảng nam chuyên đề những khái niệm về kỹ thuật công trình biển tổng quan hệ thống đê biển từ quảng ninh quảng nam (Trang 31 - 33)

Dọc theo dải bờ biển miền Bắc và Miền Trung là các thành tạo trầm tích trẻ

thuộc thống Holoxen hệ đệ tứ, nguồn gốc trầm tích biển và sông - biển hỗn hợp (mQ3IV÷ amQ3IV), thành phần trầm tích hạt vụn với ưu thế là nhóm sét - cát - bụi,

đất có kiến trúc sét - bụi, cát - bụi, cấu tạo phân lớp.

Nhìn chung, trầm tích hệ Thứ tưởđồng bằng cấu tạo từ 2 tầng lớn: tần dưới hạ thô (cuội, sỏi, sạn lẫn cát thô, cát vừa hay nhỏ, cát pha sét); tầng trên hạt mịn (sét, sét pha cát, bùn và than bùn).

Sơđồ phân khu địa chất công trình vùng đồng bằng Bắc Việt Nam được thấy trên hình 1.18. Đất vùng ven biển thuộc khu 3, bao gồm phụ khu 3a - bùn sông - biển hỗn hợp ( 3

IV

amQ ) và phụ khu 3b - cát biển hiện đại ( 3

IV mQ ).

Hình 1.18. Sơđồ chia khu địa chất công trình thuộc đồng bằng Bắc Việt Nam

Ghi chú:

Khu 1:Khu ven rìa: phụ khu 1a-cuội, sỏi, sạn lẫn cát pha sét của thềm sông (aQI-II; aQIII), thềm sông lũ hỗn hợp (apQ1

IV) hay thềm biển (mQIII); phụ khu 1b - đá ong latêrit (eQi); phụ khu 1c - sét cát lẫn dăm sạn đs gốc phong hóa (edQ3

IV);

Khu 2:Khu trung tâm: phụ khu 2a - sét biển Pleixtoxen muộn - tầng Vĩnh Phú (mQIII); phụ khu 2b - bùn và than bùn tương đầm lầy ven biển - lớp Giảng Võ (bmQ2

IV); phụ khu 2c - sét Holoxen giữa - lớp Đống Đa (mQ2

IV); phụ khu 2d - cát pha sét hay sét pha cát của phù sa sông hoặc châu tam giác (aQ3 IV);

Khu 3:Khu ven biển: phụ khu 3a - bùn sông - biển hỗn hợp (amQ3

IV); phụ khu 3b - cát biển hiện đại (mQ3 IV); 4. Các mỏ và điểm than bùn; 5. Đá gốc; 6. Ranh giới giữa các khu; 7. Ranh giới giữa các phụ khu.

Có thể nói, địa chất nền đê biển và đê cửa sông trên địa bàn cả nước tuy có khác nhau nhưng đều thuộc nền yếu đến rất yếu, cấu trúc phức tạp và đa dạng; chiều dày các tầng đất yếu khá lớn, thành phần trầm tích, trạng thái và tính chất cơ lý của các lớp đất yếu này cũng rất khác nhau. Muốn đê làm việc ổn định và lâu dài, đi đôi với các giải pháp bảo vệ mái đê, bãi trước sau đê thì cần phải có những giải pháp công nghệđể xử lý nền và khối đất đắp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp đê trên nền đất yếu từ quảng ninh đến quảng nam chuyên đề những khái niệm về kỹ thuật công trình biển tổng quan hệ thống đê biển từ quảng ninh quảng nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)