Các tuyến đê biển có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, bảo vệ sinh mạng và tài sản của dân vùng ven biển, bảo vệ cho sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn bảo vệ
một số nuôi trồng thủy sản hoặc vùng sản xuất muối. Hệ thống đê biển từ Quản Ninh đến Quảng Nam đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mặn, bảo đảm an toàn các vùng dân, kinh tế rộng lớn với tổng diện tích khoảng 494.000ha, dân số
4,3 triệu người (khoảng gần 700.000 hộ gia đình) bảo vệ khoảng 317.000 ha sản xuất nông nghiệp, gần 30.000 ha diện tích ngư nghiệp, diêm nghiệp, cơ sở hạ tầng tịa các vùng ven biển trước tác động thường xuyên của bõa, gió, thủy triều, nước dâng.
Theo xu thế phát triển chung, vùng ven biển nước ta là một vùng kinh tế
trọng điểm năng động và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế
quốc dân và an ninh quốc phòng. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, du lịch, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất (tăng nuôi trồng thủy, hải sản) và khôi phục các ngành nghề truyền thống, thì tuyến đê biển nói chung và đê biển nói riêng sẽ không chỉ còn là mục tiêu ngăn lũ, ngăn mặn mà còn phải kết hợp đa mục tiêu, vừa ngăn lũ, kiểm soát mặn bảo đảm an toàn dân sinh, kinh tế cho vùng được
đê bảo vệ, đồng thời kết hợp là tuyến đường giao thông ven biển quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, du lịch, an ninh quốc phòng.
Vì những nhiệm vụ quan trọng trên, hệ thống đê biển cần phải được bảo vệ
an toàn trước nguy cơ bị xuống cấp, phá vỡ, đồng thời tiếp tục cải tạo, củng cố thêm một bước để nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai nhằm tạo tiền đề thúc đẩu phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững vùng ven biển.