Ông theo học và tốt nghiệp trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội và nhờ thành tích học tập xuất sắc trong môn Toán, được học bổng du học ở Moskva (Nga) - tại trường Mỏ Địa Chất Moskva. Sau khi tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kinh tế Địa chất ông đã không lựa chọn nghề Mỏ đã học và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Ông mở nhà hàng và thành lập công ty Technocom tại Nga ( một công ty chuyên sản xuất mỳ gói). Với vai trò là một người đứng đầu công ty,ông đã đưa Technocom từ một doanh nghiệp nhỏ trở thành một tập đoàn hùng mạnh với thương hiệu Vina danh tiếng( giữ vai trò số 1 trên thị trường thực phẩm ăn nhanh). Sau khi đã đưa tầm ảnh hưởng của thương hiệu Technocom đến khách hàng khắp Châu Âu bằng các thực phẩm xuất khẩu. Tiếp đó, ông đã quyết định đầu tư về quê hương Việt Nam.
Từ năm 2000, với việc tham gia vào thị trường Du lịch và BĐS cao cấp với hai thương hiệu chiến lược là Vinpearl và Vincom. Hai thương hiệu này nhanh chóng thành công với hàng loạt các dự án danh tiếng như Vincom Center Bà Triệu,Vincom Center TP.HCM và đặc biệt là Vinpearl Nha Trang.
Năm 2006, ông đã bán tháp A Vincom tại 191 Bà Triệu cho ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV). Cuối năm 2011, ông lại bán tháp B Vincom cho ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và chuyển toàn bộ trụ sở văn phòng Tập đoàn và các đơn vị thành viên tại Hà Nội về Khu đô thị sinh thái Vincom Village tại Sài Đồng - quận Long Biên vào đầu tháng 1/2012.
Vinpearl có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Du lịch Vinpearlland, tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Du lịch, Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre, được thành lập ngày 25/7/2001 tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, chào sàn HOSE vào ngày 31/1/2008.
Cuối tháng 11 năm 2008, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIC, ông Lê Khắc Hiệp, một thành viên khác của Vincom đã trao toàn bộ lượng cổ phiếu đang nắm giữ cho ông Vượng, tạo nên vụ tặng cổ phiếu đình đám trong giới chứng khoán.
27
Năm 2009, ông quyết định bán công ty để tập trung toàn lực về trong nước. Ông Vượng ký thỏa thuận không tiết lộ giá với Nestle. Vào thời điểm bán, Technocom có doanh số hàng năm là 150 triệu USD và tỷ suất lợi nhuận lên tới 40-50%. Cho đến tận bây giờ, số tiền mà Nestle đã bỏ ra để mua lại Technocom vẫn là một ẩn số với nhiều người.
Từ năm 2010 đến nay Phạm Nhật Vượng đã quyết định dốc toàn tâm, toàn lực vào việc đầu tư tại quê hương bằng việc chuyển hẳn về Việt Nam; định hướng, chỉ đạo các thương hiệu Vincom, Vinpearl phát triển hàng loạt các dự án đô thị và khu du lịch lớn 15như Vincom Village, Royal City, Times City, Vincom Center TP.HCM (A&B); Vinpearl Đà Nẵng và Vinpearl Nha Trang (hoàn thiện, mở rộng)… đưa các thương hiệu này lên một tầm cao mới. Ông hiện vừa là sang lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Lan (VPL) và công ty cổ phần Vincom (VIC).
Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng được sự tín nhiệm tuyệt đối của Đại hội đồng cổ đông, bầu vào vị trí Chủ tịch Tập đoàn. Tháng 2 /2012 cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) chính thức được phát hành trên sàn giao dịch đã minh chứng tiềm lực của tập đoàn. Phạm Nhật Vượngđược tạp chí Forbes vinh danh lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ. Cho đến tháng 3 năm 2014 là 1.6 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giớicủa Forbes, đồng thời có trong top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.
Hiện nay,Vingroup đã khẳng định mình với những nhóm lĩnh vực kinh doanh gồm: Vinhomes (Hệ thống Bất động sản nhà ở dịch vụ hạng sang); Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp);Vinpearl (Bất động sản du lịch; dịch vụ du lịch – giải trí); Đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực như Vinmec (y tế chất lượng cao), Vinschool (giáo
Hình 10: Forbes ghi danh ông Phạm Nhật Vượng là vị tỷ phú đầu tiên của
28
dục)… Vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã niêm yết bổ sung hơn 1,3 triệu cổ phiếu vốn được phát hành cho cổ đông do thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi quốc tế thành cổ phần. Vingroup vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý III của tập đoàn. Trong đó, Chủ tịch Vingroup hiện vẫn nắm khoảng 30,16% cổ phần của tập đoàn, với giá trị thị trường xấp xỉ 20.000 tỷ đồng. Gần đây nhất là việc Tập đoàn Vingroup chính thức công bố gia nhập lĩnh vực nông nghiệp với thương hiệu VinEco. Mục tiêu của VinEco là cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn, tiến tới việc đưa một số nông sản thế mạnh VN ra thế giới. Công ty VinEco có số vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, triển khai các hoạt động nông nghiệp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tập trung bước đầu vào lĩnh vực trồng trọt, áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hàng đầu trên thế giới để cung cấp rau quả hữu cơ và rau quả sạch cho thị trường theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Vingroup dưới sự điều hành của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượngluôn nằm trong top 5 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị ước tính khoảng 3,4 tỷ USD.
Hình 11: 8 Lĩnh vực kinh doanh của Vingroup
Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú đô la nhờ bước đầu khởi nghiệp từ
kinh doanh mỳ ăn liền tại Ukraina và sau đó là đầu tư bất động sản ở Việ Nam, ông đang nuôi tham vọng vươn tới những cơ hội mới trên thị trường Quốc tế.
29