3. Phương pháp nghiên cứu
2.4 Kiểm định lại mô hình và giả thuyết bằng phương pháp hồi quy:
Bảng 2.18: Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy đa biến
Giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0,440 cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh
hưởng 44% sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Hệ số Durbin – Watson = 1.966, nằm trong khoảng 1,5 đến 2,5 nên không có hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra.
Sig kiểm định F bằng 0,00 < 0,05, như vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù
Bảng 2.19: Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình lần 1
Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập MTHT, MXH nhỏ hơn 0,05, do đó các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, Sig kiểm định t của GD bằng 0,314 > 0,05 nên biến này bị loại khỏi mô hình.
Sau khi loại biến GD khỏi mô hình, ta còn hai biến độc lập MTHT, MXH, hồi quy lại được kết quả như sau:
Bảng 2.20: Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình lần 2
Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập MTHT, MXH nhỏ hơn 0,05, do đó các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không còn biết nào bị loại.
Hệ sô VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 do vậy không có đa cộng tuyến xảy ra.
Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0. Như vậy, các biến độc lập này đưa vào phân tích hồi quy có tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc là: MTHT(0,557) > MXH(0.179) tương ứng với.
Biến Môi trường học tập tác động mạnh nhất đến quyết định chọn trường đại học kinh tế của học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội.
Biến Mạng xã hội tác động thứ hai tới quyết định chọn trường đại học kinh tế của học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội.
Hình 2.5. Biểu đồ mô tả biến phụ thuộc
Giá trị trung bình Mean = -3,65E-16 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.995 gần bằng 1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
- Các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung thành 1 đường chéo, như vậy, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
- Phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xung quanh đường hoành độ 0, do vậy giả định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm.
Kết luận:
Như vậy với 5 giả thuyết đã được đưa ra ban đầu ở mục giả thuyết nghiên cứu. Sau khi chạy EFA và hồi quy đa biến tổng hợp lại còn 2 nhân tố tương ứng với các biến MTHT và MXH. Riêng biến hỏi không xuất hiện đồng nghĩa bị bác bỏ là các yếu tố không tác động đến quyết định lựa chọn trường đại học kinh tế, hay nói cách khác các biến đó không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy.
Phương trình hồi quy chuẩn hóa:
QD = 0,557*MTHT + 0.179*MXH
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Qua một thời gian nghiên cứu, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu và phân tích đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhóm tham khảo đến sự lựa chọn trường đại học của học sinh tới một số trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội.” nhưng dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nhóm cũng đã hoàn thành bài nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu, Nhóm xin đưa ra một số kết luận, kiến nghị sau.
3.1.Kết luận:
Qua quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp , thức cấp, kiểm định, kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy mô hình nghiên cứu còn lại hai yếu tố đó là: Môi trường học tập và Mạng xã hội.Yếu tố Môi trường học tập tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn trường đại học của học sinh tới một số trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
Môi trường học tập có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định lựa chọn trường đại học kinh tế của học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội. Môi trường học tập gồm hai nhân tố gộp lại là Người kinh nghiệm với các biến quan sát là lời khuyên của thầy cô, sự tham khảo từ các anh chị khóa trên, các tổ chức doanh nghiệp và doanh nhân thành đạt và Trường đại học gồm biến quan sát cổng thông tin, truyền thông của trường đại học, cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, học phí, chất lượng đào tạo. Yếu tố Trường đại học là nguyên nhân, điều kiện để nhóm tham khảo là Người kinh nghiệm và Mạng xã hội gây ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học kinh tế của học sinh lớp 12. Dựa trên cơ sở lý thuyết, ảnh hưởng từ tính chất của sản phẩm, học sinh lớp 12 có nhu cầu lợi ích về thông tin, cần tìm hiểu thông tin về cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, học phí và hoạt động ngoại khóa của trường để quyết định chọn trường đại học thỏa mãn lợi ích vị lợi hoặc biểu thị giá trị. Mạng xã hội cũng ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định lựa chọn trường đại học kinh tế của học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội. Vì mạng xã hội cung cấp rất nhiều thông tin về ngành kinh tế và trường đại học kinh tế thỏa mãn lợi ích về thông tin của các học sinh lớp 12. Trên mạng xã hội thường có các nhóm của các trường, các nhóm cộng đồng ôn thi, cộng đồng học sinh lớp 12, do đó khi học sinh tham gia các nhóm, là thành viên của nhóm, hoặc chưa được trở thành nhóm sinh viên của trường muốn tìm hiểu nhưng cũng sẽ bị ảnh hưởng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhóm. Các bài viết kinh tế, hay các bài tuyển
dủng cũng gây ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học kinh tế của học sinh lớp 12 trên địa bàn Hà Nội.