dịch. Có bốn loại dịch các giới từ auf/in sang tiếng Việt như sau:
Loại 1: Sử dụng các giới từ tương ứng trong tiếng Việt để đối dịch.
Loại 2: Về thực chất, loại 2 không khác loại 1. Tuy nhiên, trong loại 2 này, các giới từ sử dụng để đối dịch không có đặc điểm “thuần túy” như loại 1. Ở loại 2, có sự xáo trộn giữa các giới từ tiếng Việt dùng để dịch các giới từ
auf/ in trong tiếng Đức.
Loại 3: Các giới từ auf/ in được chuyển dịch sang tiếng Việt bằng các yếu tố chỉ hướng hành động hay bằng những yếu tố từ vựng chỉ phạm vi không gian hoặc vùng.
Loại 4: Các giới từ auf/in dường như không được chuyển dịch sang tiếng Việt.
3.3.2.2. Một số nhận xét
Đối với cách đối dịch ở loại 1 và loại 2 thường phổ biến, ở đây tác giả xin nói về loại 3 và loại 4. Đây là hai kiểu loại phản ánh những cách thức diễn đạt khác nhau giữa tiếng Đức và tiếng Việt về các sự tình cũng như về các đoản ngữ thường liên quan đến động từ hành động.
3.3.3. Giới từ “auf” nhìn từ góc độ tri nhận đối chiếu vớitiếng Việt tiếng Việt
Auf - trên là sự phân biệt có tính thường trực giữa kiểu định vị có tính chủ quan và kiểu định vị có tính khách quan. Trong tiếng Đức, nếu xuất phát từ một cách nhìn mang tính thực tiễn, người ta hoàn toàn có thể đặt ra vấn đề là liệu có một phạm vi nào đó trong các kiểu định vị của auf
chỉ có thể tồn tại một cách thức dịch chuyển sang tiếng Việt.
Sự tri nhận định vị không gian khách quan của người Việt chịu sự chi phối mạnh mẽ của phương nằm ngang, ngoài ra còn chịu sự chi phối của cái mà “có thể nhìn thấy được” theo phương nằm ngang vào phạm vi ngữ nghĩa của trên. Trên trong tiếng Việt, ngoài nghĩa định vị có tính gắn liền, nâng đỡ, tiếp xúc thì nó còn nghĩa biểu thị giống với über (bên trên) trong tiếng Đức. Đây là một sự định vị theo phương thẳng đứng có tính tô pô của một ĐTĐV ở vị trí bên trên, sự tách rời (không có sự giới hạn liên hệ chặt chẽ về khoảng cách) với ĐTQC.