4.2.6.Thói quen khi sử dụng giới từ chỉ địa điểm
- Trong luận án này, chúng tôi cố gắng mô tả không chỉ lý thuyết mà còn so sánh thực tiễn thông qua kết quả của nghiên cứu văn phạm trong tiếng Đức và tiếng Việt. Việc sử dụng giới từ trong tiếng Đức “in” và “auf” có khuynh hướng rằng giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại nhiều hơn với 536 giới từ. Ngoài ra giới từ chỉ địa điểm “in” xuất hiện nhiều hơn so với “auf”.
Trong 572 giới từ chỉ địa điểm tiếng Đức “in” và “auf”, thì 132 giới từ (20,08%) được chuyển sang tiếng Việt thông qua phương tiện ngôn ngữ khác. Sự khác nhau khi sử dụng giới từ chỉ địa điểm trong hai ngôn ngữ có ở 367 trường hợp, chiếm 64,14% của các bản dịch. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp được xem xét đến vì khuôn khổ giới hạn của luận án. Trong 367 trường hợp dịch, khái niệm “hình thái tiêu chuẩn” được áp dụng cho 66 trường hợp (17,98%). Khái niệm “đường bao” ảnh hưởng đến việc dịch sang tiếng Việt của 25 giới từ tiếng Đức (68,1%), 20 bản dịch (5,54%) dựa theo đặc điểm địa lý.
4.3. Tiểu kết
Giới từ tiếng Việt “trên” và “trong” thường được dịch thành giới từ tĩnh tại “auf” và “in”, còn từ “lên” và “vào” phù hợp với giới từ chuyển động. Ngoài ra có tổng số 367 giới từ tiếng Đức “in” và “auf”, mà được chuyển sang các giới từ khác trong các tình huống mang nghĩa khác nhau. Khái niệm “hình thái tiêu chuẩn” ảnh hưởng đến 66 trường hợp dịch (17, 98%). 25 giới từ tiếng Đức (6,81%) được dịch sang tiếng Việt theo khái niệm “đường bao”. Sự khác nhau về đặc điểm địa lý dẫn đến 20 trường hợp (5,45%) được dịch sang giới từ khác. Trường hợp còn lại được dịch sang giới từ tiếng Việt do thói quen sử dụng giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Việt
Ở chương 4 tác giả đã phân tích một cách đầy đủ, rõ ràng và cụ thể những điểm tương đồng và khác biệt về những hướng mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của các giới từ không gian “auf/in”, trong tiếng Đức với “trên/ trong”
trong tiếng Việt theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận. Những kết quả mà chương 4 có được giúp cho chúng ta hiểu rõ được những điểm tương đồng và dị biệt trong cách định hướng không gian, sự tri nhận không gian nhìn từ góc độ ngôn ngữ học được thể hiện trong tư duy của người bản ngữ trong hai ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các giới từ không gian “auf/in” trong tiếng Đức và các biểu hiện tương ứng “trên/ trong” trong tiếng Việt.
KẾT LUẬN
Với những kết quả nghiên cứu đã được trình bày cụ thể qua các chương trong quá trình thực hiện luận án “Đối chiếu giới từ chỉ không gian
„auf/in‟ trong tiếng Đức với „trên/trong‟ trong tiếng Việt”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
1.Các giới từ định vị không gian auf/ in với tư cách là một tiểu hệ thống trong hệ thống giới từ như đã đề cập ở chương 1, (một từ loại có tính chức năng với những biểu hiện phức tạp, đa dạng về ngữ nghĩa và cách dùng), là một phần đóng vai trò rất quan trọng dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, chứa đựng các yếu tố mang tính tri nhận, văn hóa, ...trong cách thức mà người bản ngữ “thiết kế lại” thế giới bên ngoài và đưa vào trong ngôn ngữ.
2.Ở chương 2, việc phân tích về đặc điểm ngữ nghĩa của các giới từ chỉ không gian auf/in trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt đã cho thấy có một số lượng khá lớn những cách thức sử dụng chúng chịu sự chi phối của các tập quán tri nhận không gian của người Đức trong sự tương ứng với tiếng Việt. Phạm vi ngữ nghĩa được thể hiện bởi các giới từ không gian có liên quan tới sự chuyển dịch auf/ in trong tiếng Đức và các biểu hiện tương đương trên/ trong trong tiếng Việt bao hàm các hệ thống ngữ nghĩa có cấu trúc, với từng yếu tố trong từng hệ thống đó kết nối với yếu tố khác (hay các yếu tố khác) bởi kiểu quan hệ hay mối liên hệ tri nhận nào đó. Và nội dung quan trọng nhất ở chương 2 để nói đến phạm vi của những cách thức sử dụng giới từ định vị không gian thuần túy mang tính định vị.
3.Nội dung nghiên cứu được trình bày cụ thể ở chương 3 về cơ sở tri nhận của auf/in trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt nhằm phục vụ hai mục đích quan trọng. Một là, giúp cho những người học tiếng Đức quan
cách thức sử dụng khác nhau của hai giới từ auf/in. Hai là, làm cơ sở cho việc nghiên cứu so sánh đối chiếu về cơ chế tri nhận sự định vị không gian giữa tiếng Đức và tiếng Việt trong những phạm vi hữu quan. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở cho sự mở rộng, phát triển ngữ nghĩa của các giới từ không gian nói chung và các giới từ không gian “auf/in” trong tiếng Đức với trên/ trong trong tiếng Việt. Qua quá trình đối chiếu về cơ chế tri nhận định vị không gian giữa hai ngôn ngữ đã nói lên được những nét tương đồng và khác biệt nhất định từ chiến lược định vị không gian, các kiểu định vị, cho đến trường hợp định vị cụ thể. Những sự khác biệt được thể hiện khái quát ở chương 3 cho thấy một bức tranh so sánh đối chiếu định vị không gian tuy không mang tính toàn cảnh nhưng cũng nói lên được sự phức tạp và đa dạng giữa tiếng Đức và tiếng Việt. Và sự khác biệt này đến từ hai phía với những chiến lược định vị trực tiếp và gián tiếp. Như vậy, những điểm tương đồng và khác biệt giữa người Đức và người Việt trong sự định hướng không gian, trong cách biểu thị các tình huống có liên quan tới các giới từ không gian nói chung và các từ không gian “auf/in” trong tiếng Đức với “trên/trong” trong tiếng Việt nói riêng đều liên quan đến ba mối quan hệ, gồm: mối quan hệ giữa con người với không gian vật lí của thế giới khách quan xung quanh con người, mối quan hệ giữa con người với không gian văn hóa – xã hội, và mối quan hệ giữa con người với không gian tâm lí của con người.
4.Những kết quả nghiên cứu của chương 2 và chương 3 đã tạo ra những tiền đề khoa học cần thiết cho phạm vi nghiên cứu mang tính thực tiễn ở chương 4 là những khảo sát cách sử dụng những giới từ auf/in trong tác phẩm Đo thế giới với bản dịch tiếng Việt.
5.Như đã trình bày ở phần mở đầu của luận án, trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ cố gắng sử dụng một mô thức so sánh đối chiếu về đặc điểm định vị giới từ không gian giữa tiếng Đức và tiếng Việt. Các kết quả nghiên cứu được trình bày cụ thể qua phần chính văn tuy chưa thật sự sâu và còn nhiều nhược điểm cần khắc phục, nhưng luận án đã phần nào giúp chúng ta có cơ sở và niềm tin vào mô thức nghiên cứu này. Những kết quả phân tích cụ thể của luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho công việc nghiên cứu, tìm tài liệu, dịch thuật, biên soạn giáo trình, giáo án giảng dạy và học tập tiếng Đức cũng như tiếng Việt như một ngoại ngữ cho người học.
Chúng tôi hi vọng rằng, khi những vấn đề trên được nghiên cứu cụ thể hơn thì chúng ta có thể khắc phục được những nhược điểm hay hạn chế quan trọng không chỉ dừng lại ở phạm vi mà chúng tôi nghiên cứu và quan tâm, mà còn ở một phạm vi mang tính không gian rộng lớn hơn không chỉ trong ngôn ngữ mà trong các lĩnh vực khác.
DANH MỤC
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Nương (2017), “Hệ thống giới từ và giới từ không gian trong tiếng Đức”, Tạp chí Khoa học, Viện Đại học Mở, Hà Nội, 9/2017. 2.Nguyễn Thị Nương (2019), “Các giới từ chỉ địa điểm tĩnh trong tiếng Đức „auf/ über/ unter‟ đối chiếu với tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học, Viện Đại học Mở, Hà Nội, 12/2019.
3.Nguyễn Thị Nương (2019) “Đối chiếu giới từ địa điểm trong tiếng Đức vor (trước)/ hinter (sau) đối chiếu với tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học, Viện Đại học Mở, Hà Nội, 1/2020.
4.Nguyễn Thị Nương (2020), “Các giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức in (trong)/ an (ngoài)/ neben (bên cạnh) đối chiếu với tiếng Việt”, Tạp chí
Ngôn ngữ và Đời sống, 8/2020.
5.Nguyễn Thị Nương (2020), “So sánh giới từ chỉ địa điểm trong tiếng Đức và tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, Hà Nội, 9/2020.