tiếng Việt
Nói về hai giới từ auf và in trong tiếng Đức thì có lẽ in là giới từ chứa nhiều nội dung mang tính tri nhận hơn cả trong tương quan so sánh đối chiếu giữa tiếng Đức và tiếng Việt. Mặc dù, nhìn qua thì có vẻ như in
không bị phụ thuộc nhiều vào cách hình dung không gian giữa ĐTĐV và ĐTQC như là auf. Nhưng trên thực tế, qua khảo sát, phân tích tư liệu cho thấy, mức độ chênh lệch giữa in và trong là khá lớn, và nó liên quan nhiều đến việc người ta tri nhận như thế nào về sự bao chứa và vật thể nào có thể là bao chứa (ĐTQC) một vật thể khác (ĐTĐV).
3.4. Nhận xét
Ở chương ba này tác giả tập trung nghiên cứu về cơ sở tri nhận của giới từ auf/in trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt và đưa ra sự giống nhau và khác nhau trong cách sử dụng các giới từ trong hai ngôn ngữ. Sự giống nhau về phân loại trong cả hai ngôn ngữ có chung hai nhóm giới từ là giới từ chỉ địa điểm tĩnh tại và giới từ chỉ phương hướng chuyển động.
Sự khác nhau trong hai ngôn ngữ về cách sử dụng giới từ chỉ không gian trong tiếng Việt và tiếng Đức dựa vào các tiêu chí: khái niệm “hình thái tiêu chuẩn”, ảnh hưởng của đặc điểm địa lý, ảnh hưởng của đặc điểm xã hội, khái niệm “đường bao”, mức độ chi tiết khác nhau khi nhận thức không gian.
3.5. Tiểu kết
Ở chương này, ngoài việc phân tích về sự giống nhau và khác nhau về cơ sở tri nhận của giới từ auf/in trong tiếng Đức đối chiếu với tiếng Việt, tác giả còn nghiên cứu về sự đa dạng của tri nhận trong hai ngôn ngữ gồm
một vài biểu hiện của sự đa dạng tri nhận trong phạm vi không gian ngôn ngữ học và sự so sánh về tri nhận định vị không gian, giới từ auf/ in nhìn từ góc độ tri nhận đối chiếu với Tiếng Việt. Tuy nhiên không gian nhận thức sẽ liên quan đến rất nhiều các vấn đề phức tạp cần tiếp tục được nghiên cứu và bàn luận sâu hơn. Trong các ngôn ngữ như tiếng Đức, tiếng Anh cũng như tiếng Việt thì các giới từ chính là những yếu tố thường được sử dụng nhiều trong các câu, ngữ cảnh, văn bản xuất hiện thường xuyên để diễn đạt mối quan hệ không gian giữa đối tượng được định vị (ĐTĐV) và đối tượng quy chiếu (ĐTQC).
CHƯƠNG 4