Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

Một phần của tài liệu Đề cương pháp luật đại cương phần lý thuyết (Trang 26 - 29)

định xử phạt

- Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản và có lập biên bản

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Thủ tục xử phạt có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định có thể áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân từ 250.000 đồng trở lên và áp dụng mức phạt tiền đối với tổ chức từ 500.000 đồng trở lên, áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính….

Các quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục lập biên bản, biên bản vi phạm hành chính tại Điều 58 cơ bản kế thừa quy định của Điều 55 Pháp lệnh đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung của biên bản xử phạt vi phạm hành chính và bổ sung quy định trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

8. Thi hành quyết định xử phạt

- Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản

Luật quy định thủ tục thi hành quyết định xử phạt đơn giản, cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận chứng từ thu tiền phạt. Mặt khác, Luật bổ sung quy định người vi phạm có thể nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc các giấy tờ cần thiết khác cho đến khi cá nhân, tổ chức thi hành xong quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật XLVPHC .

buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. 10. Điều khoản thi hành:

Luật quy định thời điểm có hiệu lực là từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Theo đó, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, các quy định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính của Pháp lệnh XLVPHC số 44/2002/PL-UBTVQH10, Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 sửa đổi một số điều của Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 và Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh XLVPHC hết hiệu lực thi hành, riêng đối với các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013.

3. Khiếu nại, tố cáo quyết định hành chính

3.1. Về đối tượng của khiếu nại

Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính: Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. (Điều 2 của Luật Khiếu nại năm 2011).

Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ban hành

Quyết định thu hồi 100m2 đất ở đối với ông Nguyễn Văn A để giải phóng mặt bằng, mở rộng đường giao thông tại phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm. Không nhất trí, ông A gửi đơn khiếu nại Quyết định thu hồi đất nêu trên đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm.

3.2. Trình tự khiếu nại

Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính: Theo quy định của Luật Khiếu nại thì khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có quyền khiếu nại trực tiếp đến người có quyết định thi hành, hành vi hành chính hoặc có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án mà không nhất thiết phải khiếu nại với người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Việc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án vẫn có thể thực hiện ở bất kì giai đoạn nào trong quá trình giải quyết khiếu nại (Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011).

3.3. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại (từ Điều 12 đếnĐiều 16 Luật Khiếu nại năm 2011) Điều 16 Luật Khiếu nại năm 2011)

Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính: Luật Khiếu nại quy

định cụ thể quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và luật sư bảo đảm sự phù hợp với trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết

khiếu nại, cụ thể là:

- Đối với người khiếu nại, Luật Khiếu nại đã quy định người khiếu nại có quyền được

ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của mình. Người khiếu nại cũng được biết, đọc, sao chụp, sao chép và xem các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại; được yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại.

- Đối với người bị khiếu nại, có quyền được biết, đọc, sao chụp, sao chép và xem các

tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại; yêu

cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình để giao cho người giải quyết khiếu nại; đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực của pháp luật; bồi thường hoặc bồi hoàn thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra.

3.5. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại

Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về thụ lý giải quyết khiếu nại, thời hạn, thời hiệu khiếu nại và giải quyết khiếu nại; thẩm tra, xác minh; thu thập tài liệu liên quan... đến việc ra quyết định giải quyết khiếu nại như sau:

Về thụ lý giải quyết khiếu nại: Điều 27 Luật Khiếu nại năm 2011

Về thời hạn: Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011

Về trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu: Điều 30 Luật Khiếu nại năm 2011

Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính: Điều 33 Luật Khiếu nại năm 2011

Một phần của tài liệu Đề cương pháp luật đại cương phần lý thuyết (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w