A. LUẬT DÂN SỰ:
I. Khái niệm chung về ngành luật dân sự:
1. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự:
a. Đối tượng điều chỉnh:
_ Đối tượng điều chỉnh của LDS gồm 2 nhóm QHXH: quan hệ tài sản và quan hệ
nhân thân.
_ QHTS: là QHXH (giữa người với người) hình thành thông qua 1 tài sản. _ QHNT: là QH giữa người với người thông qua các giá trị nhân thân. b. Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận
KHÁI NIỆM: Luật dân sự Việt Nam, với tư cách là 1 ngành luật độc lập của Nhà nước ta, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân dựa trên cơ sở bình đẳng thỏa thuận của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.
2. Nguồn và hệ thống PLDS:
a. Nguồn của PLDS: _ Các văn bản QPPL: + Hiến pháp 2013 + Bộ luật dân sự 2005
+ Các VB dưới luật: nghị quyết, nghị định, thông tư. _ Tập quán
b. Hệ thống PLDS: 2 phần
_ Phần chung: gồm những chế định có chức năng nêu nguyên tắc hoặc giải thích những khái niệm chung của LDS.
_ Phần riêng: bao gồm những chế định PL điều chỉnh các QHXH đặc thù của ngành LDS
+ Khái niệm:
+ Các yếu tố cấu thành QHPLDS: chủ thể, khách thể và nội dung
_ Khách thể: là nhũng yếu tố mà các chủ thể của QHPLDS hướng tới, tác động tới để thỏa mãn các lợi ích vật chất và tinh thần của mình.
_ Nội dung: là các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự mà các chủ thể được hưởng hoặc phải làm khi tham gia vào QHPLDS đó.
_ Chủ thể: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, Nhà nước. II. Tài sản và quyền sở hữu:
1. Tài sản: a. Khái niệm:
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản b. Phân loại:
_ Bất động sản và động sản _ Vật chính và vật phụ
_ Vật chia được và vật không chia được _ Vật tiêu hao và vật không tiêu hao _ Vật cùng loại và vật đặc định 2. Quyền sở hữu tài sản:
a. Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu:
_ Sở hữu: là việc 1 người chiếm giữ các tư liệu sản xuất, sản vật tự nhiên _ Quyền sở hữu: là 1 chế định của LDS, là tập hợp các QPPL điều chỉnh việc hiếm hữu, sử dụng, định đoạt của các chủ thể đối với tài sản.
Quyền sở hữu là 1 quyền dân sự của 1 chủ thể đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.
b. Nội dung quyền sở hữu:
_ Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.
_ Quyền sử dụng: là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
_ Quyền định đoạt: là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
c. Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu: _ Xác lập QSH: Đ 170 BLDS
_ Chấm dứt QSH: Đ 171 BLDS 3. Các hình thức sở hữu:
_ Sở hữu nhà nước _ Sở hữu tập thể _ Sở hữu tư nhân _ Sở hữu chung
_ Sở hữu của các tổ chức chính trị - XH, tổ chức chính trị XH – nghề nghiệp, tổ chức XH, tổ chức XH- nghề nghiệp
III. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự:
_ KN: Điều 280 BLDS
_ Đối tượng của NVDS: tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện
_ Căn cứ phát sinh: Điều 281 BLDS
2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:
_ Tài sản dùng trong các biện pháp bảo đảm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
_ Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc hình thành trong tương lai, phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch
a. Cầm cố:
Là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
b. Thế chấp:
Là việc 1 bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, nhưng các bên cũng có thể thỏa thuận giao cho người thứ 3 giữ tài sản thế chấp.
c. Đặt cọc:
Là việc 1 bên giao cho bên kia 1 khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong 1 thời hạn để bảo đảm giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự. Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc sẽ được trả cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả lại cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc cùng với 1 khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
d. Ký cược:
Là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê 1 khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản kí cược) trong 1 thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản cho thuê.
Khi tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trừ tiền thuê, nếu tài sản thuê không được trả lại thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê, nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê. e. Ký quỹ:
Là việc bên có nghĩa vụ gửi 1 khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại 1 ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
f. Bảo lãnh:
Là việc người thứ 3 (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
g. Tín chấp:
Là việc các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở dùng uy tín của mình để bảo lãnh cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay 1 khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ theo quy định của chính phủ.
3. Hợp đồng dân sự:
a. Khái niệm và phân loại:
_ KN: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
_ Phân loại:
+ Theo tính chất của nghĩa vụ và hiệu lực của hợp đồng: - Hợp đồng song vụ
- Hợp đồng đơn vụ - Hợp đồng chính - Hợp đồng phụ
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 - Hợp đồng có điều kiện
+ Theo đặc điểm về nội dung của các quan hệ hợp đồng:
- Hợp đồng dân sự thông dụng: Hợp đồng mua bán tài sản, Hợp đồng trao đổi tài sản, Hợp đồng tặng cho tài sản, Hợp đồng vay tài sản, Hợp đồng thuê tài sản, …
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất: Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, …
- Những hợp đồng trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
b. Giao kết hợp đồng dân sự:
_ Nguyên tắc giao kết: tự do nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
_ Chủ thể của hợp đồng dân sự: người tham gia giao kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự
_ Nội dung của hợp đồng dân sự: BLDS _ Hiệu lực của hợp đồng dân sự: BLDS c. Thực hiện hợp đồng dân sự:
_ Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự: Điều 412 BLDS _ Giải thích hợp đồng dân sự:
_ Bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự IV. Thừa kế