Chương 8: Luật lao động

Một phần của tài liệu Đề cương pháp luật đại cương phần lý thuyết (Trang 46 - 50)

IV. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Chương 8: Luật lao động

Phạm vi điều chỉnh:

Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Đối tượng áp dụng

1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.

2. Người sử dụng lao động.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Đối tượng điều chỉnh của luật lao động: mối quan hệ xã hội phát sinh giữa một bên là người lao động làm công ăn lương với một bên là cá nhân hoặc tổ chức sử dụng,

thuê mướn có trả công cho người lao động và các quan hệ khác có liên quan chặt chẽ hoặc phát sinh từ quan hệ lao động.

Như vậy, đối tượng điều chỉnh của Luật lao động bao gồm hai nhóm quan hệ xã hội:

• Quan hệ lao động;

• Các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động (phát sinh trong quá trình sử dụng lao động).

Quan hệ lao động

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước.Lao động là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người nhằm tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Nhờ có lao động mà con người tách mình ra khỏi thế giới động vật, đồng thời biết vận dụng quy luật của thiên nhiên để chinh phục lại thiên nhiên.

Các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động

Ngoài quan hệ lao động làm công ăn lương là quan hệ chủ yếu, Luật lao động còn điều chỉnh một số quan hệ xã hội khác có liên quan chặt chẽ với quan hệ lao động. Những quan hệ đó bao gồm :

• Quan hệ về việc làm

• Quan hệ học nghề

• Quan hệ về bồi thường thiệt hại

• Quan hệ về bảo hiểm xã hội

• Quan hệ giữa người sử dụng lao động với tổ chức Công đoàn, đại diện của tập thể người lao động

• Quan hệ về giải quyết các tranh chấp lao động và các cuộc đình công

• Quan hệ về quản lý lao động.

Các phương pháp điều chỉnh: Phương pháp thỏa thuận, Phương pháp mệnh lệnh, Phương pháp thông qua các hoạt động Công đoàn tác động vào các quan hệ phát sinh trong quá trình lao động

Nguyên tắc bảo vệ người lao động

Nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động rất rộng, đòi hỏi pháp luật phải thể hiện quan điểm bảo vệ họ với tư cách bảo vệ con người, chủ thể của quan hệ lao động. Vì vậy, nó không chỉ bao hàm mục đích bảo vệ sức lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, mà phải bảo vệ họ trên mọi phương diện như: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, cuộc sống của bản thân và gia đình họ, thời giờ nghỉ ngơi, nhu cầu nâng cao trình độ, liên kết và phát triển trong môi trường lao động và xã hội lành mạnh. Vì thế, nguyên tắc bảo vệ người lao động bao gồm các nội dung sau đây:

- Đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử của người lao động

- Trả lương (tiền công) theo thỏa thuận

- Thực hiện bảo hộ lao động đối với người lao động - Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động - Tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động - Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động

Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

Nếu người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, được hưởng các quyền lợi trong lao động, thì người sử dụng lao động trong bất kỳ thành phần kinh tế nào cũng có quyền tuyển chọn lao động, quyền tăng hoặc giảm lao động phù hợp nhu cầu sản xuất, kinh doanh, quyền ban hành nội quy và các quy chế lao động, có quyền khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động v.v... theo quy định của pháp luật. Nếu tài sản của người sử dụng lao động bị người lao động làm thiệt hại thì họ có quyền yêu cầu được bồi thường. Người sử dụng lao động cũng có quyền phối hợp với tổ chức Công đoàn trong quá trình sử dụng lao động để quản lý lao động dân chủ và hiệu quả; có quyền thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể trong đơn vị cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh và khả năng kinh tế, tài chính của đơn vị mình. Trong quá trình hoạt động, người sử dụng lao động có quyền tham gia các tổ chức của người sử dụng lao động. Nếu các quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm thì họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ cho mình.

Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội

Người lao động là thành viên trong xã hội, tham gia quan hệ lao động để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình mình, nên các chế độ lao động không chỉ liên quan đến người lao động mà còn liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội, do đó trong quá trình điều chỉnh các quan hệ lao động, Luật lao động phải kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.

Quan hệ lao động vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội. Khi điều tiết quan hệ lao động, Nhà nước phải chú ý đến các bên trong quan hệ này, nhất là người lao động, về tất cả các phương diện như : lợi ích vật chất, tinh thần, nhu cầu xã hội v. v... và đặt

những vấn đề đó trong mối tương quan phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Đề cương pháp luật đại cương phần lý thuyết (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w